The Blog Single

  • Hướng dẫn ôn thi cấp chứng chỉ Đại lý bảo hiểm nhân thọ – Nguyên tắc bảo hiểm

    Phần 3 của series bài viết Hướng dẫn ôn thi Kỳ thi cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ của bộ tài chính. Các bạn có thể bấm vào link để tham khảo Phần 1Phần 2.

    Câu hỏi phần Các nguyên tắc bảo hiểm.

    1. Anh A mua một sản phẩm bảo hiểm nhân thọ tặng cháu B là con người bạn thân nhân dịp sinh nhật, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ:

    A. Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện anh A đủ điều kiện tài chính đóng phí.
    B. Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện tăng phí.
    C. Không chấp thuận bảo hiểm vì anh A không có quyền lợi có thể được bảo hiểm với cháu B. (ĐÁP ÁN ĐÚNG)
    D. Chấp thuận bảo hiểm với điều kiện Người thụ hưởng phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm với anh A.

    Đối với câu hỏi này, có một khái niệm mà các đại lý bảo hiểm cần hiểu, đó là: Quyền lợi có thể được bảo hiểm (QLCTĐBH). Theo luật Kinh Doanh Bảo Hiểm:

    Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.

    Ngoài những mối quan hệ mang tính đặc thù như: Bố mẹ với con cái, vợ chồng, anh chị em ruột… Pháp luật còn quy định các mối quan hệ khác được phép mà bên mua bảo hiểm (BMBH) có thể mua bảo hiểm.

    Bản chất của QLCTĐBH là mối quan hệ ràng buộc về kinh tế, tài chính với nhau. Tức là nếu rủi ro xảy đến với đối tượng bảo hiểm (tài sản, sức khỏe, tính mạng) thì BMBH sẽ phải chịu tác động về kinh tế.

    2. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với:

    A. Người thụ hưởng.
    B. Đối tượng bảo hiểm. (ĐÁP ÁN ĐÚNG)
    C. Bên mua bảo hiểm.
    D. Đại lý bảo hiểm.

    Đối tượng bảo hiểm là đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro. Ví dụ, đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là sức khỏe và tính mạng của con người. Không phải con người một cách chung chung. Đối tượng của bảo hiểm tài sản chính là tài sản đó, như là ngôi nhà, con tàu, hàng hóa…

    Người được bảo hiểm (NĐBH) và đối tượng bảo hiểm có thể không trùng nhau. Ví dụ, chủ xe hơi mua bảo hiểm thân vỏ cho xe của mình. Người chủ vẫn được gọi là NĐBH nhưng đối tượng bảo hiểm là thân vỏ của xe trước các rủi ro tai nạn.

    3. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về Quyền lợi có thể được bảo hiểm:

    A. Quyền sử dụng, quyền tài sản đối với đối tượng được bảo hiểm.
    B. Quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
    C. Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu đối với đối tượng được bảo hiểm.
    D. Quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với bên mua bảo hiểm. (PHÁT BIỂU SAI)

    4. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, trong hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người nào dưới đây:

    A. Bản thân bên mua bảo hiểm, vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm.
    B. Anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng.
    C. Người khác, nếu bên mua bảo hiểmquyền lợi có thể được bảo hiểm.
    D. A, B, C đúng. (PHÁT BIỂU ĐÚNG)

    5. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm KHÔNG THỂ mua bảo hiểm cho những người sau đây:

    A. Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm.
    B. Anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng.
    C. Người hàng xóm. (ĐÁP ÁN ĐÚNG)
    D. Bản thân bên mua bảo hiểm.

    6. Trong Hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho đối tượng nào dưới đây:

    A. Bất kỳ người nào.
    B. Người mà bên mua bảo hiểmquyền lợi có thể được bảo hiểm.
    C. Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm.
    D. B và C (ĐÁP ÁN ĐÚNG)

    7. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho đối tượng nào dưới đây:

    A. Anh, chị, em ruột của bên mua bảo hiểm.
    B. Người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng đối với bên mua bảo hiểm.
    C. Bất kỳ người nào.
    D. A và B (ĐÁP ÁN ĐÚNG)

    8. Ông A tham gia hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm; khi tai nạn xảy ra (thuộc phạm vi bảo hiểm), ông A sẽ

    A. Nhận quyền lợi bảo hiểm từ một trong số các hợp đồng bảo hiểm.
    B. Nhận quyền lợi bảo hiểm từ hợp đồng bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn nhất.
    C. Nhận quyền lợi bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm. (ĐÁP ÁN ĐÚNG)
    D. Không được nhận quyền lợi bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm.

    Đối với bảo hiểm tai nạn con người, tiền bảo hiểm được trả theo tất cả hợp đồng bảo hiểm mà người đó tham gia. Cần phân biệt với bảo hiểm tài sản, NĐBH có thể được nhận tiền từ tất cả các hợp đồng người đó tham gia nhưng tổng số tiền đền bù sẽ không được vượt quá giá trị của tài sản đó. Nguyên tắc này không áp dụng với bảo hiểm con người. Một số tài liệu gọi đây là nguyên tắc khoán trong bảo hiểm con người.

    9. Trong bảo hiểm tai nạn con người, trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra thì:

    A. Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm và được quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng.
    B. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường và yêu cầu người thứ ba bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm.
    C. Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. (ĐÁP ÁN ĐÚNG)
    D. A và B đúng.

    Câu hỏi này liên quan đến nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm. Nguyên tắc thế quyền áp dụng trong bảo hiểm phi nhân thọ (tài sản, trách nhiệm dân sự…). Tức là sau khi bồi thường cho NĐBH/Người thụ hưởng thì Doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có quyền đi đòi lại số tiền mà được xác định là do lỗi của bên thứ ba.

    Ví dụ

    Ông A tham gia bảo hiểm thân vỏ xe oto của VBI. Ông này bị ông B va chạm, thiệt hại là 20.000.000. Lỗi của ông B được xác định là 70%, tức là ông B cần bồi thường 14.000.000 cho ông A. Công ty VBI sẽ bồi thường 20.000.000 cho ông A và sẽ có quyền (được ủy quyền) đi đòi ông B 14.000.000 được xác định là lỗi của ông B. Đó là nguyên tắc thế quyền.

    Tuy nhiên, nguyên tắc thế quyền không áp dụng với bảo hiểm con người. Cho nên đáp án đúng ở đây là C.

    10. Trong hợp đồng bảo hiểm con người, khi người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc ốm đau thuộc phạm vi bảo hiểm mà lỗi do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra thì:

    A. Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp  bảo hiểm và số tiền bồi thường từ người thứ ba.
    B. Doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng.
    C. Người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm  hoặc người thứ ba tùy theo số nào lớn hơn.
    D. A, B đúng. (ĐÁP ÁN ĐÚNG)

    11. Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác, theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây là đúng:

    A. Bên mua bảo hiểm phải được người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm và người thụ hưởng. (ĐÁP ÁN ĐÚNG)
    B. Bên mua bảo hiểm không cần sự đồng ý của người được bảo hiểm.
    C. Bên mua bảo hiểm phải được người thụ hưởng đồng ý bằng văn bản trong đó ghi rõ số tiền bảo hiểm.
    D. B và C đúng.

    12. Theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm, khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người khác, trường hợp thay đổi người thụ hưởng thì:

    A. Phải có sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm.
    B. Phải có sự đồng ý bằng văn bản của bên mua bảo hiểmngười được bảo hiểm. (ĐÁP ÁN ĐÚNG)
    C. Phải có sự đồng ý bằng văn bản của người thụ hưởng.

    Sự đồng ý bằng văn bản ở đây chính là chữ ký của BMBH, NĐBH trên các form mẫu của các DNBH.

    13. Một người được bảo hiểm bởi nhiều hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau, trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm sẽ:

    A. Được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo tất cả các hợp đồng bảo hiểm đã tham gia.
    B. Không được nhận quyền lợi bảo hiểm nào và nhận lại phí bảo hiểm đã đóng do vi phạm quy định về bảo hiểm trùng.
    C. Được hưởng quyền lợi bảo hiểm của một hợp đồng bảo hiểm tại mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đã tham gia, cho dù người đó có thể có nhiều hơn một hợp đồng bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm.
    D. Chỉ được hưởng quyền lợi bảo hiểm có giá trị cao nhất trong số các quyền lợi bảo hiểm của các hợp đồng bảo hiểm đã tham gia.

    Hợp đồng BHNT chính là bảo hiểm con người. Nguyên tắc bảo hiểm trùng không áp dụng với bảo hiểm con người mà chỉ áp dụng với bảo hiểm phi nhân thọ.

    Ví dụ, ông A có căn nhà trị giá 10 tỷ. Ông ký hợp đồng bảo hiểm cháy nổ với 2 cty bảo hiểm là B và C. Tỷ lệ đền bù của cty B và C lần lượt là 40% và 60%. Thì khi rủi ro cháy nổ xảy ra. Ông A có quyền nhận bồi thường từ cả 2 cty này. Nhưng tổng số tiền không được vượt quá giá trị căn nhà bị thiệt hại.

    Bảo hiểm nhân thọ không như vậy. Khách hàng được nhận quyền lợi bảo hiểm từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà mình tham gia.

3 comments

3 thoughts on “Hướng dẫn ôn thi cấp chứng chỉ Đại lý bảo hiểm nhân thọ – Nguyên tắc bảo hiểm”

Hãy chia sẻ quan điểm

Top