Có một dạng “kinh nghiệm” được các tư vấn viên truyền tai nhau rằng: “Nếu như từng mắc bệnh cách đây hơn 5 năm thì không cần phải kê khai khi tham gia bảo hiểm nhân thọ.” Kinh nghiệm này có đúng và an toàn cho khách hàng hay không? Chúng ta hãy cùng nhau mổ xẻ!
I. Tổng quát về các bước tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT)
Trước tiên chúng ta cần hiểu sơ bộ về quy trình thủ tục khi một khách hàng (KH) quyết định đồng ý tham gia BHNT.
Thông thường quy trình tham gia bảo hiểm nhân thọ sẽ bao gồm 4 bước cơ bản sau:
B1 – Khách hàng cần hoàn thiện Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm (HSYCBH)
Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm này đôi khi còn được gọi là giấy yêu cầu bảo hiểm hoặc đơn yêu cầu bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm có thể ở dạng giấy hoặc điện tử tùy từng cty BHNT triển khai.
Việc hoàn thiện được hiểu là:
- KH cần “tự điền” đầy đủ thông tin vào một bộ form thông tin được cty BHNT cung cấp
- KH cần ký và ghi rõ họ tên cũng như ngày tháng ký ở cuối hồ sơ yêu cầu bảo hiểm này.
- KH cần nộp kèm các giấy tờ hồ sơ liên quan bao gồm:
-
- Giấy tờ tùy thân (bắt buộc)
-
- Hồ sơ y tế và hồ sơ chứng minh tài chính (nếu có và được yêu cầu).
B2 – Khách hàng nộp đầy đủ phí bảo hiểm lần đầu về công ty.
Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản ngân hàng, thanh toán qua thẻ tín dụng…tùy từng cty quy định. Trường hợp KH nộp tiền mặt, đại lý bảo hiểm/tư vấn viên phải cung cấp phiếu thu tiền theo đúng mẫu của công ty bảo hiểm.
B3 – Cty BHNT tiến hành thẩm định HSYCBH của khách hàng.
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và phí bảo hiểm. Cty BHNT sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ của khách hàng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cty sẽ:
- Yêu cầu KH bổ sung thông tin cần thiết
- Yêu cầu/mời KH kiểm tra sức khỏe.
- Chấp nhận bảo hiểm
- Chấp nhận bảo hiểm có điều kiện
- Tạm hoãn bảo hiểm
- Từ chối bảo hiểm
3 bước này có thể kéo dài từ 1 ngày đến 1 tháng tùy từng trường hợp cụ thể.
B4 – cty phát hành hợp đồng hoặc gửi thư thông báo đến khách hàng
Trường hợp KH được chấp nhận bảo hiểm thì cty sẽ phát hành hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng có thể ở dạng giấy bản cứng hoặc hợp đồng điện tử.
Trường hợp KH bị từ chối hoặc tạm hoãn bảo hiểm, cty sẽ gửi thư thông báo đến KH và hướng dẫn thủ tục hoàn phí bảo hiểm lần đầu đã nộp.
II. Phân tích bước kê khai thông tin sức khỏe của khách hàng
Hãy cùng xét một số ví dụ về tiền sử bệnh ngoài 5 năm của khách hàng sau đây.
Giả định rằng, tất cả các KH này đều thành thực cung cấp thông tin cho đại lý bảo hiểm.
Ví dụ 1 – Sốt xuất huyết.
- Một khách hàng đã từng bị sốt xuất huyết 6 năm trước, điều trị nội trú 1 tuần tại viện. Không có biến chứng nào sau điều trị.
Ví dụ 2 – Từng gãy tay
- Một khách hàng 30 tuổi, hồi 12 tuổi có bị gãy cẳng tay phải do đá bóng. Bó bột ngoại trú tại trạm xá; hiện tại chức năng vận động của tay phải hoàn toàn bình thường.
Ví dụ 3 – Ghi nhận huyết áp cao khi khám sức khỏe định kỳ (SKĐK)
- Một khách hàng, từng khám sức khỏe định kỳ 6 năm trước theo chế độ cty; kết quả huyết áp ghi nhận là 140/90 mmHg (tăng huyết áp độ 1). Sau đó người này nghỉ làm tại cty để tự kinh doanh và không còn khám sức khỏe định kỳ nữa. Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường.
Ví dụ 4 – Ghi nhận rối loạn chuyển hóa khi khám SKĐK
- Tương tự như KH ở ví dụ 3 nhưng lại có ghi nhận tình trạng rối loạn chuyển hóa; cụ thể là máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ độ 2. Bác sỹ không kê thuốc điều trị mà chỉ dặn dò về điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập thể dục thể thao.
Ví dụ 5 – Ghi nhận rối loạn chuyển hóa khi khám SKĐK và có khám lại
- Tương tự như ở ví dụ 4 nhưng sau kiểm tra SKĐK, KH này đi khám lại ở bệnh viện và được kê thuốc uống trong 2 tuần.
Ví dụ 6 – Sinh mổ
- Một khách hàng từng sinh mổ cách đây 10 năm. Sau sinh sức khỏe hoàn toàn bình thường.
Chúng ta hãy cùng phân tích các KH này sẽ cần kê khai như thế nào tương ứng với các mẫu câu hỏi của một số cty BHNT tại Việt Nam.
Manulife Việt Nam – Món quà tương lai
Lưu ý câu hỏi số 34
Trong vòng 5 năm qua, Ông/Bà đã bao giờ được bác sĩ tư vấn vì bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ngoại trừ bị cảm lạnh hoặc cúm mùa thông thường hoặc sinh con mà không biến chứng nào?
Với ví dụ 1 – Sốt xuất huyết
Khách hàng này sẽ cần tích có ở
Câu số 36: “Ông/Bà đã bao giờ nhập viện, nằm cấp cứu hay phải phẫu thuật.”
Với ví dụ 2 – Gãy tay 18 năm trước
Khách hàng có thể phải tích có ở
Câu số 39: Ông/Bà đã bao giờ không thể thực hiện hoạt động sinh hoạt thông thường hay phải nghỉ làm, nghỉ học hơn 10 ngày vì bất kỳ tình trạng sức khỏe nào không?
Tùy thuộc vào số ngày phải nghỉ học nghỉ làm lớn hơn 10 hoặc nhỏ hơn 10 ngày.
Với ví dụ 3 – Huyết áp cao
KH sẽ không có chỗ nào để tích có trên bảng đánh giá sức khỏe của công ty Manulife; sản phẩm Món quà tương lai.
Với ví dụ 4 – Rối loạn chuyển hóa
KH này cũng sẽ không có chỗ nào để tích vào bảng đánh giá SK của cty.
Với ví dụ 5 – Rối loạn chuyển hóa và có khám lại
KH sẽ cần tích có ở
Câu số 35: Ông bà đã bao giờ được kê toa hay uống thuốc hơn 10 ngày liên tiếp?
Với ví dụ 6 – Sinh mổ
KH sẽ cần tích có ở
Câu số 36: “Ông/Bà đã bao giờ nhập viện, nằm cấp cứu hay phải phẫu thuật.”
MB Ageas Life – Vững bước tương lai
Nhận xét sơ bộ về danh sách câu hỏi này của MB Ageas Life:
- Các câu hỏi sử dụng phương pháp liệt kê và khá đi sâu vào tên kỹ thuật, tên bệnh. Vì thế, KH cần đọc kỹ, hỏi rõ người tư vấn viên về các loại bệnh này.
- Phần lớn các câu hỏi không giới hạn khung thời gian 5 năm mà sử dụng cụm từ “Đã từng”. Tức là, tại bất kỳ thời điểm nào trước tham gia bảo hiểm, nếu KH đã từng mắc một trong các chứng bệnh được liệt kê thì đều sẽ cần tích có và phải trả lời cụ thể.
Đặc biệt lưu ý câu hỏi số 7
KH cần đặc biệt lưu ý đến cụm từ “Được thông báo”. Điều này có nghĩa:
Với ví dụ 3, 4 và 5, KH sẽ phải tích có tại câu 7.b. do là bệnh liên quan đến chuyển hóa và đã được thông báo.
Với ví dụ 1 – Sốt xuất huyết
Không có một ý cụ thể nào để khách hàng có thể tích có hoặc không. Xin nhờ các bạn tư vấn viên có kinh nghiệm của MB Ageas Life bổ sung nhé.
Với ví dụ 2 – Gãy tay 18 năm trước
Bộ câu hỏi của MB Ageas Life tập trung vào bệnh lý mà không thấy hỏi về các chấn thương để lại do tai nạn. Điều đó có nghĩa là nếu KH từng bị tai nạn cách đây hơn 5 năm nhưng không để lại dị tật, thì cũng không có câu hỏi nào trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vụ việc đó.
Với ví dụ 6 – Sinh mổ
Nếu như 10 năm trước, trong quá trình mang thai, KH này có mắc tiểu đường thai kỳ thì sẽ cần tích có ở câu 7.b. Còn nếu mọi thứ bình thường và chỉ sinh mổ thì cũng không có câu hỏi trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quá trình sinh nở của KH.
Lời kết
Qua việc phân tích 2 bộ câu hỏi của 2 cty BHNT tại Việt Nam, các bạn có thể thấy rằng kinh nghiệm:
là không hoàn toàn chính xác. Chúng ta cần phải bám sát bộ câu hỏi của từng cty BH để đưa ra câu trả lời chính xác nhất.
Qua bài viết này, tôi khuyến khích:
- Các đại lý bảo hiểm hãy đọc và hiểu thật kỹ bộ câu hỏi của công ty mình để giúp KH kê khai trung thực và tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của KH sau này.
- Khách hàng hãy đọc kỹ và yêu cầu đại lý bảo hiểm giải thích rõ ràng về từng câu hỏi trong bộ HSYCBH.