Cần làm gì khi phát hiện ra hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị tăng phí quá cao?
Bài viết này được lấy cảm hứng từ bài đăng của một vị chuyên gia trong ngành bảo hiểm nhân thọ. Khách hàng chợt phát hiện ra mình bị tăng phí bảo hiểm quá cao sau 4 năm.
Tóm tắt nội dung sự kiện
Năm 2016, anh A tham gia hợp đồng BHNT của cty BHNT C. Sau khi được mời khám sức khỏe thì cty C ra thư thỏa thuận tăng phí so với phí chuẩn là 23,071,200 VND mỗi năm. Anh A đồng ý ký vào thư thỏa thuận.
Năm 2019, khi lật lại hợp đồng thì vợ của anh A thắc mắc và tìm đến sự hướng dẫn của vị một chuyên gia có tiếng trong ngành BHNT.
Qua trao đổi được đăng tải trên mạng xã hội thì lý do mà cty C tăng phí là do: Tại thời điểm giao kết hợp đồng, chỉ số HbA1c của anh A tăng cao. Tuy nhiên, theo như kết quả khám sức khỏe mà vợ anh A cung cấp thì chỉ số đường huyết và HbA1c tại thời điểm giao kết hợp đồng đều ở trong ngưỡng bình thường. Cụ thể là:
- Đường huyết: 5.18 (Ngưỡng BT: 3.9 – 6.4 mmol/L)
- HbA1c: 6.3% (Ngưỡng BT: 4.1 – 6.5%)
Nhận định của vị chuyên gia
Trong bài viết của mình vị chuyên gia đã:
- Thể hiện sự bất bình hộ khách hàng
- Khuyên khách hàng kiện để đòi lại gần 100 Triệu. Khoản phí tăng đã đóng kể từ năm 2016.
- Kêu gọi cty BHNT C hối cãi mà thẩm định lại.
Chi tiết bài đăng như sau:
Hướng giải quyết của Thư Viện Bảo Hiểm
Sau khi tham khảo bài đăng của vị chuyên gia này, Luân xin đóng góp một số ý kiến sau:
Dưới tư cách là một tư vấn viên, hỗ trợ giải quyết các thắc mắc của khách hàng bạn cần:
- Thể hiện sự đồng cảm với khách hàng nhưng cần bình tĩnh, trung lập và chuyên nghiệp. KHÔNG NÊN ĐƯA RA Ý KIẾN CÁ NHÂN khi chưa nắm rõ tình tiết.
- Tôi sẽ hỏi người khách hàng này lý do TẠI SAO ĐƯỢC MỜI KIỂM TRA SỨC KHỎE KHI THAM GIA. Là do ngẫu nhiên được mời hay có bệnh sử/tiền sử nào khác? Từ đó sẽ có hướng tư vấn tiếp.
- Tôi sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp bảng minh họa TRƯỚC VÀ SAU khi tăng phí. Để từ đó kiểm tra xem khoảng 23 triệu mỗi năm kia được quản lý phân bổ như thế nào! Tôi sẽ không vội vàng kết luận rằng KH đã mất 100 triệu vì tăng phí trong 4 năm qua.
- Vì hợp đồng này đã ký từ năm 2016, tôi sẽ khuyên KH kiểm tra xem cty C CÓ CHÍNH SÁCH GỠ LOẠI TRỪ/TĂNG PHÍ KHI MÀ KHÁCH HÀNG CHỨNG MINH ĐƯỢC YẾU TỐ RỦI RO GIẢM so với thời điểm tham gia hay không?
-
- Nếu có thì tôi sẽ hướng dẫn KH làm các thủ tục chứng minh sức khỏe của mình hoàn toàn bình thường và yêu cầu giảm phí cho những năm hợp đồng tiếp theo.
- Nếu không có thì tôi sẽ viện dẫn khoản 1, điều 20, luật Kinh Doanh Bảo Hiểm 2000 (sửa đổi bổ sung 2010 và 2019). Khoản này quy định quyền của bên mua bảo hiểm khi yếu tố rủi ro giảm.
Lời khuyên dành cho khách hàng chuẩn bị tham gia bảo hiểm
Cũng nhân đây, tôi xin gửi lời khuyên tới những khách hàng chuẩn bị tham gia bảo hiểm mà CÓ LOẠI TRỪ/TĂNG PHÍ:
TRƯỚC KHI ĐẶT BÚT KÝ THƯ THỎA THUẬN CẦN KIỂM TRA:
- Trường hợp thấy loại trừ/tăng phí không hợp lý thì phải hỏi thật kỹ tư vấn viên/đại lý để có được câu trả lời thỏa đáng nhất.
- Ngoài ra, hãy kiểm tra lại với cty bảo hiểm về quyền được giảm phí bảo hiểm khi chứng minh yếu tố rủi ro giảm. Quyền lợi này được quy định trong luật KDBH.
NẾU CTY BẢO HIỂM KHÔNG CUNG CẤP ĐƯỢC CÂU TRẢ LỜI CHO 2 Ý TRÊN THÌ HÃY ĐỪNG VỘI KÝ THƯ THỎA THUẬN.