The Blog Single

  • Tự tử khi tham gia bảo hiểm nhân thọ có được bồi thường?

    Nhiều khách hàng khi được chúng tôi tư vấn tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT) hay hỏi vui: Bây giờ anh tham bảo hiểm nhân thọ với công ty em, đến lúc túng quẫn, anh tự tử thì có được bồi thường không? Hãy cùng trả lời câu hỏi này bằng điều khoản và Luật KDBH!

    Khi mới làm nghề tư vấn viên (TVV) bảo hiểm, nhiều người sẽ cho đây là một câu nói đùa thuần túy. Nhưng một TVV phải vận dụng khá nhiều kiến thức mới có thể giải thích thỏa đáng câu hỏi trên.

    Để có đáp án cho câu hỏi này, chúng tôi đã làm việc với anh Ngô Thế Anh. Hiện là quản lý kinh doanh tại Aviva Việt Nam. Anh hiện vẫn đang giữ vai trò Chánh văn phòng Hệ thống giáo dục CGD Victory.

    Sau đây là tóm tắt nội dung chia sẻ của anh:

    Quy định pháp luật về trường hợp tự tử khi tham gia bảo hiểm nhân thọ

    Điều 39, Luật kinh doanh bảo hiểm 24/2000/QH10, quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm:

    Quy định loại trừ trong điều khoản hợp đồng

    Các cty bảo hiểm cũng liệt kê trường hợp tự tử trong vòng 2 năm hoặc 24 tháng ở mục “Các trường hợp loại trừ bảo hiểm”. Dưới đây là ví dụ của công ty Aviva Việt Nam.

    Trích: Điều 2. Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm SP Aviva Chọn An Vui

    2.1.1. Hành vi cố ý tự gây thương tích hoặc tự tử dù trong bất kỳ trạng thái tinh thần hay tâm thần nào trong vòng 24 tháng kể từ Ngày hiệu lực Hợp đồng hoặc ngày Hợp đồng được khôi phục hiệu lực lần sau cùng, tùy thuộc ngày nào xảy ra sau

    Có thể thấy điều khoản loại trừ cho trường hợp tự tử khi tham gia BHNT còn chặt chẽ hơn so với quy định trong Luật KDBH.

    Như vậy, trường hợp khách hàng là người được bảo hiểm tự tử trong thời hạn 2 năm thì sẽ không nhận được tiền bồi thường. Cty bảo hiểm sẽ thanh toán Giá trị hoàn lại hoặc toàn bộ số phí đã đóng trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan.

    Trường hợp tự tử sau thời hạn 2 năm hoặc 24 tháng?

    Rõ ràng đây là một quy định mở của pháp luật KDBH. Luật chỉ quy định trường hợp không phải trả tiền bảo hiểm. Nhưng luật không quy định là sau 24 tháng thì cty bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.

    Có nghĩa rằng nhà nước cho phép cty bảo hiểm được quyền quyết định chi trả hay không dựa vào từng trường hợp cụ thể.

    Thủ tục giải quyết quyền lợi tử vong

    Khách hàng có thể tham khảo thủ tục giải quyết quyền lợi tử vong đầy đủ của Aviva Việt Nam tại đây.

    Các loại giấy tờ khách hàng cần cung cấp để được giải quyết quyền lợi tử vong bao gồm:

    • Giấy yêu cầu giải quyết quyền lợi do công ty quy định
    • Bản sao giấy chứng tử/trích lục khai tử
    • Bản sao hồ sơ y tế liên quan.

    Cần biết, trích lục khai tử do cơ quan có thẩm quyền cấp. Nội dung của bản trích lục khai tử bao gồm thời gian tử vong và nguyên nhân tử vong.

    Trường hợp nguyên nhân tử vong là tự tử, các công ty bảo hiểm sẽ làm gì?

    Các công ty bảo hiểm sẽ có thể điều tra để làm rõ 2 điểm:

    tự tử khi tham gia bảo hiểm nhân thọ có được bồi thường

    Ví dụ minh họa về tự tử khi tham gia bảo hiểm nhân thọ

    Ông Nguyễn Văn M, tham gia HĐ bảo hiểm của công ty bảo hiểm nhân thọ A, số tiền bảo hiểm tử vong là 2 tỷ. Ông đóng phí đầy đủ và đúng hạn được 3 năm. Trong thời gian đó do việc làm ăn kinh doanh bị xa sút và có một khoản nợ quá lớn, không thể thanh toán. Ông A tự tử. Tại thời điểm tử vong, ông đang có khoản nợ đúng tròn 2 tỷ.

    Trích lục khai tử ghi nguyên nhân tử vong là Tự tử.

    Công ty bảo hiểm nhân thọ A có chi trả 2 tỷ cho ông M hay không?

    Điều 39, luật Kinh Doanh Bảo Bảo Hiểm, nhà nước cho phép cty bảo hiểm tự quyết định chi trả.

    Trong trường hợp này, nếu cty bảo hiểm chứng minh được “trước tòa” việc tự tử của ông M là có sắp đặt, có kế hoạch từ trước. Và với mục đích để được nhận số tiền bảo hiểm là 2 tỷ. Cty A hoàn toàn có quyền không chi trả 2 tỷ mà chỉ thanh toán toàn bộ số phí ông M đã đóng không bao gồm lãi.

    Ngược lại, nếu cty bảo hiểm không chứng minh được trước tòa, họ “phải thanh toán số tiền bảo hiểm là 2 tỷ” cho gia đình ông M.

    Tôi sẽ không bàn đến quy trình hay phương pháp chứng minh trước tòa của cty bảo hiểm hay các thủ tục kiện cáo vì nó ngoài chuyên môn. Tất cả phụ thuộc vào quyết định của tòa án khi xảy ra tranh chấp.

    Câu hỏi cần xem xét ở đây là:

    Tại sao lại có sự “lỏng lẻo” trong quy định của luật KDBH như vậy?

    Hãy đặt trường hợp ngược lại:

    Nếu luật KDBH quy định:

    Doanh nghiệp bảo hiểm PHẢI chi trả tiền bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm tự tử sau 2 năm thì sao?”

    Chuyện gì sẽ xảy ra?”

    Lúc này thị trường bảo hiểm sẽ rối loạn. Quỹ bảo hiểm rủi ro sẽ vỡ do “Số người tự tử tăng cao”. Lấy Nhật Bản làm ví dụ, tỷ lệ tự tử do áp lực công việc của nước này ở hàng cao nhất thế giới. Nếu pháp luật yêu cầu cty bảo hiểm phải chi trả cho trường hợp tự tử. Ngành bảo hiểm nhân thọ ở Nhật Bản hẳn không phát triển như bây giờ.

    Vỡ quỹ bảo hiểm rủi ro, ai là người chịu thiệt thòi?

    Quỹ bảo hiểm rủi ro được quản lý độc lập. Dùng để chi trả cho khách hàng trong tất cả các trường hợp rủi ro như nằm viện, bệnh hiểm nghèo, tai nạn, tử vong… Nếu chi trả hàng loạt do tự tử dẫn đến vỡ quỹ thì những người còn lại sẽ vô cùng thiệt thòi. Họ sẽ không được chi trả.

    Kết luận

    Trên đây là một số dẫn chứng và phân tích của Thư viện bảo hiểm về trường hợp tự tử khi tham gia bảo hiểm nhân thọ. Sau bài này, hi vọng các bạn độc giả nắm được một số điểm cốt lõi sau:

    • Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thay mặt những khách hàng đã tham gia bảo hiểm nhân thọ để chi trả cho khách hàng kém may mắn.
    • Chi trả bảo hiểm dựa trên nguyên tắc công bằng, đúng người, đúng việc.
    • Luật KDBH cấp quyền nhất định cho doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của mình.
    • Trường hợp xảy ra tranh chấp, tòa án là cơ quan phán quyết cuối cùng.

    Series bài viết dành cho kỳ thi cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, phần Luật KDBH, xem ngay!

0 comment

Hãy chia sẻ quan điểm

Top