Khách hàng bị ảnh hưởng gì sau những thương vụ mua bán, sáp nhật các công ty bảo hiểm nhân thọ?
Khái niệm mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) không có gì xa lạ với các ngành kinh doanh khác. Bản chất của quá trình này là để giành quyền kiểm soát, tham gia vào các quyết định quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động doanh nghiệp. M&A góp phần giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Mua bán, sáp nhập trong ngành bảo hiểm nhân thọ (BHNT), giữa các công ty BHNT cũng không ngoại lệ. Chủ đề Manulife mua lại Aviva Việt Nam có lẽ đang được bàn luận sôi nổi nhất hiện nay!
Nó là một bước đi chiến lược của các công ty để chiếm lĩnh thị phần trong hoạt động kinh doanh ngày càng cạnh tranh của các công ty. Về phía công ty thì đã rõ, còn về phía khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ thì sao? Họ có bị ảnh hưởng gì về quyền lợi hay không? Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây:
Điểm qua thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
Ngành bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam còn khá non trẻ so với thế giới. Nếu tính cả những giai đoạn không chính thức thì phải kể từ thời Pháp thuộc (1954). Còn sự kiện đánh dấu khai sinh ra ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam là từ năm 1996. Khi Bảo Việt nhân thọ được thành lập theo Quyết định số 281/TC/TCNH. Vậy tính đến năm 2020, ngành bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có tuổi đời là 24 năm.
Có bao nhiêu công ty bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động tại Việt Nam
Tính đến thang 12/2021, có tất cả 18 công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam. Danh sách các công ty, mời các bạn tham khảo tại đây.
Các bạn sẽ thấy rằng, chỉ có 1 công ty là 100% do Việt Nam sở hữu. 17 công ty khác đều là liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
Có bao nhiêu thương vụ mua bán và sáp nhập các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam tính đến cuối năm 2020?
Trong suốt 24 năm, có ba thương vụ M&A thành công sau đây:
- Tháng 1/2007, Dai-ichi Life (Nhật Bản) mua lại Bảo Minh CMG
- Tháng 1/2016, ACE Life mua lại Chubb Life và nhưng lại giữ nguyên thương hiệu Chubb Life.
- Tháng 4/2020, FWD mua lại Vietcombank Cardif
Chưa kể đến vụ mua bán không thành giữa Prudential và AIA vào năm 2010.
Hiện tại, Dai-ichi Life và Chubb Life đều đang là những thương hiệu bảo hiểm nhân thọ mạnh tại Việt Nam.
Danh tiếng của Prudential từng bị ảnh hưởng sau thương vụ mua lại AIA không thành công. Nhưng hiện nay cả hai công ty vẫn thuộc top 5 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam.
Khách hàng bị ảnh hưởng như thế nào khi các công ty bảo hiểm nhân thọ mua bán, sáp nhập?
Hiện nay, sản phẩm bảo hiểm nhân thọ phổ biến nhất là liên kết chung trọn đời. Có nghĩa là công ty bảo hiểm cam kết bảo vệ khách hàng “trọn đời”, đến năm 99 tuổi.
Nhiều khách hàng sẽ lo lắng không biết hợp đồng của bản thân sẽ ra sao khi các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ mua bán, sáp nhập. Sau đây là dẫn chứng pháp lý cũng như câu trả lời của bộ tài chính để giúp khách hàng yên tâm.
Quy định pháp luật về chuyển nhượng phần vốn góp của doanh nghiệp
Điểm a, điểm e Khoản 1 Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000 quy định:
“Điều 69.Những thay đổi phải được chấp thuận
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
…
e) Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên…”.
– Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định:
“Điều 22. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp
1. Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm, người lao động và Nhà nước;
b) Tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan;
c) Có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính (không áp dụng đối với trường hợp chuyển nhượng dưới 10% vốn điều lệ);
…”
Các bạn độc giả có thể có thể tham khảo hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm (Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016) trên trang thông tin của Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn).
Manulife mua lại Aviva, thương vụ chưa ngã ngũ
Tháng 12/2020, trên Website chính thức của Aviva Việt Nam đưa tin:
Ngày 14/12/2020, Tập đoàn Aviva công bố quyết định chuyển nhượng toàn bộ sở hữu tại Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Aviva Việt Nam (“Aviva Việt Nam”) cho Tập đoàn Tài chính Manulife Châu Á (“Manulife”).
Như một phần của giao dịch, Manulife sẽ ký kết thỏa thuận phân phối mới với đối tác bancassurance độc quyền hiện có của Aviva Việt Nam là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (“VietinBank”). Giao dịch này sẽ tuân thủ các quy định nghiêm ngặt và sự phê duyệt của pháp luật Việt Nam, và dự kiến sẽ hoàn tất vào nửa cuối năm 2021.
Trích thông tin từ Website Aviva Việt Nam
Theo kế hoạch ban đầu, 2 công ty bảo hiểm nhân thọ này sẽ hoàn thành việc mua bán, sáp nhập vào nửa cuối năm 2021. Nhưng do nhiều lý do, có lẽ thương vụ này sẽ hoàn thành vào đầu năm 2022.
Thương vụ mua bán, sáp nhật thành công gần nhất của 2 công ty BHNT
FWD mua lại Vietcombank Cardif (VCLI) – Tháng 4/2020
Câu hỏi của khách hàng Vũ Thị Cương, từ Lào Cai gửi lên Bộ Tài Chính (BTC) như sau:
- Địa chỉ: Số nhà 161 đường Nhạc Sơn, phường Cốc Lếu, Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- CMND số 063151887 do Công an tỉnh Lào Cai cấp ngày 14/6/2017
- Điện thoại: 0986 164 380
Ngày 28/6/2019 tôi có ký hợp đồng mua BHNT với cty BHNT Vietcombank Cardif (VCLI)
- Số HĐ 8000035766
- Phí 20.196.400 đồng/năm
- Thời hạn đóng phí 5 năm kể từ năm 2019
- Thời hạn được hưởng bảo hiểm là 10 năm kể từ năm 2019.
Nội dung phản ánh của bà Cương
Tôi đã đóng đủ số tiền phí năm thứ nhất (năm 2019) số tiền 20.196.400 đồng. Đến tháng 4 năm 2020, tôi nhận được Thông báo Tập đoàn FWD (thông báo không có dấu, chỉ có chữ ký của ông Huỳnh Thanh Phong – Tổng Giám đốc) là Tập đoàn FWD đã được BTC đồng ý về nguyên tắc cho mua lại công ty BHNT Vietcombank Crdif (VCLI) vào ngày 03/4/2020; tập đoàn FWD đang trong quá trình thay đổi tên công ty, thương hiệu của VCLI và sẽ thông báo tên công ty, thương hiệu đến khách hàng sau.
Tuy nhiên, đến nay (tháng 8/2020) tôi vẫn chưa nhận được thông báo nào của Tập đoàn FWD về việc thay đổi chủ sở hữu này. Tôi đã 03 lần gọi điện thoại đến tổng đài tập đoàn theo số máy 02439749988 để hỏi về việc khi thay đổi chủ hữu như trên:
- Tập đoàn FWD có ký lại Hợp đồng (hoặc phụ lục hợp đồng), giấy chứng nhận bảo hiểm của tôi theo tên của Tập đoàn FWD không?
- Quyền lợi bảo hiểm của tôi có bị ảnh hưởng không?
Tôi đều nhận được câu trả lời là:
- Tập đoàn FWD không ký lại Hợp đồng (hoặc Phụ lục hợp đồng), không thay đổi Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Và liên tục nhắc tôi qua điện thoại, tin nhắn về việc nộp phí bảo hiểm năm 2020.
Xin hỏi bộ tài chính:
- Việc thay đổi chủ sở hữu giữa công ty BHNT Vietcombank Crdif (VCLI) với Tập đoàn FWD nhưng Tập đoàn FWD không ký lại hợp đồng bảo hiểm (hoặc phụ lục hợp đồng), không thay đổi giấy Chứng nhận bảo hiểm cho tôi từ công ty BHNT Vietcombank Crdif (VCLI) sang tập đoàn FWD như vậy có đúng quy định của pháp luật hay không?
- Trường hợp Hợp đồng bảo hiểm, giấy Chứng nhận bảo hiểm của tôi vẫn do công ty bảo hiểm cũ (công ty BHNT Vietcombank Crdif (VCLI) ký thì quyền lợi bảo hiểm của tôi có bị ảnh hưởng không?
Đề nghị Bộ Tài chính trả lời cho tôi được rõ, tôi xin trân trọng cảm ơn Quý cơ quan!
Người hỏi: Vũ Thị Cương – 28/08/2020
Câu trả lời từ bộ tài chính:
Bộ Tài chính nhận được câu hỏi của bà Vũ Thị Cương qua cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính về tình trạng của hợp đồng bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm của khách hàng theo hợp đồng bảo hiểm khi thay đổi chủ sở hữu, thay đổi tên doanh nghiệp của Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif (nay là Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam). Trên cơ sở quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành và quy định pháp luật có liên quan, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Theo quy định tại:
- Điểm a, điểm e Khoản 1 Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000.
- Điểm a Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
- Công ty TNHH BHNT Vietcombank – Cardif (“VCLI”) được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động số 55GP/KDBH ngày 23/10/2008.
- Ngày 26/5/2020, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép điều chỉnh số 55/GPĐC2/KDBH chấp thuận việc thay đổi chủ sở hữu của Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif. Theo đó, chủ sở hữu mới của VCLI là Tập đoàn FWD.
- Ngày 10/6/2020, Bộ Tài chính đã cấp Giấy phép điều chỉnh số 55/GPĐC3/KDBH chấp thuận việc đổi tên Công ty TNHH BHNT Vietcombank – Cardif thành Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam.
Như vậy,
Việc mua bán sáp nhập giữa 2 công ty bảo hiểm nhân thọ FWD và Cardif:
- Việc thay đổi chủ sở hữu, tên gọi của Công ty TNHH BHNT Vietcombank – Cardif đã được sự chấp thuận của Bộ Tài chính theo quy định pháp luật có liên quan.
- Quy định pháp luật về bảo hiểm không yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đổi tên doanh nghiệp phải ký lại hợp đồng bảo hiểm. Các hợp đồng bảo hiểm trước đây được giao kết với Giấy chứng nhận bảo hiểm và thông tin trên hợp đồng có tên Công ty TNHH BHNT Vietcombank – Cardif vẫn duy trì hiệu lực.
- Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam (tên gọi trước đây là Công ty TNHH BHNT Vietcombank – Cardif) có trách nhiệm đảm bảo các quyền và lợi ích đã cam kết với bên mua bảo hiểm.
Mua bán, sáp nhập nhìn từ góc độ kinh tế
Trong ngành bảo hiểm nhân thọ, mua lại một công ty khác chính là mua lại quyền sở hữu lượng khách hàng hiện hữu của công ty đó. Nó thể hiện tham vọng chiếm lĩnh thị phần.
Làm thế nào để duy trì được thị phần lớn trong ngành bảo hiểm?
Đó là thông qua dịch vụ khách hàng, chăm sóc hợp đồng, hỗ trợ giải quyết quyền lợi nhanh chóng. Công ty tiếp quản sẽ phải nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng. Bởi lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm thực sự đến từ phí tái tục của khách hàng hiện hữu. Đó là điểm căn bản.
Những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình chuyển nhượng
Có thể khẳng định, về lâu dài khách hàng sẽ được lợi từ việc mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên vì số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm lớn, trong giai đoạn chuyển nhượng sẽ vẫn tồn đọng những vấn đề nhất định.
Những vấn đề này thường nằm ở khâu truyền tải, đồng bộ thông tin. Ví dụ như địa chỉ mới của văn phòng, số hotline chăm sóc khách hàng…
KH cần làm gì khi các công ty bảo hiểm nhân thọ mua bán, sáp nhập
Bảo hiểm nhân thọ là thứ phải có nhưng lại không muốn sử dụng. Khách hàng vẫn cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho trường hợp phải dùng. Khách hàng cần cập nhật, lưu trữ lại những thông tin sau:
- Số hotline chăm sóc khách hàng mới của công ty
- Địa chỉ văn phòng mới của công ty
- Quy trình, thủ tục giải quyết quyền lợi mới của công ty.
Đương nhiên, khách hàng cần đảm bảo tiếp tục đóng phí đầy đủ. Vì thế cũng cần:
- Nắm được thủ tục đóng phí tái tục
- Yêu cầu được nhận báo cáo tài khoản hợp đồng định kỳ hàng năm
Có thể bạn quan tâm: