The Blog Single

  • Viêm gan siêu vi B có tham gia được bảo hiểm nhân thọ?

    “Đang bị viêm gan B liệu có tham gia bảo hiểm nhân thọ được không?”

    Đây là một trong những câu hỏi, thắc mắc mà tư vấn viên và khách hàng khi quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ thường hỏi. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời!

    Viêm gan siêu vi B là gì?

    Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra ảnh hưởng đến gan. Bệnh nhân có thể không triệu chứng hoặc biểu hiện không đặc hiệu như mệt mỏi và khó chịu. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh chóng, thường diễn biến âm thầm, ít biểu hiện những triệu chứng rõ ràng, gây khó khăn cho việc phát hiện ra bệnh. Khi kéo dài hơn 6 tháng, viêm gan B chuyển sang giai đoạn mãn tính và có nguy cơ cao biến chứng thành xơ gan, thậm chí ung thư gan đe dọa sức khỏe con người. 

    Con đường lây nhiễm

    Virus HBV lây truyền qua đường máu, qua việc quan hệ tình dục không an toàn và có thể lây nhiễm từ mẹ sang trẻ sơ sinh. Do virus này lây qua nhiều con đường nên tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam khá cao. Bất kỳ ai cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B. Nhưng hầu hết người lớn bị nhiễm bệnh có thể loại trừ virus dễ dàng hơn trẻ nhỏ.

    Viêm gan B cấp tính tiến triển thành mạn tính trong khoảng 5 đến 10% số bệnh nhân. Tuy nhiên, tuổi mắc nhiễm trùng cấp tính càng nhỏ, nguy cơ bị nhiễm trùng mạn tính càng cao:

    • Đối với trẻ sơ sinh: 90%
    • Đối với trẻ em từ 1 đến 5 tuổi: 25 đến 50%
    • Người lớn: Khoảng 5%

    CDC ước tính rằng 850.000-2.2 triệu người ở Mỹ và khoảng 240 triệu người trên toàn thế giới bị viêm gan B mạn tính.

    Những người có nguy cơ cao bị viêm gan B

    Bất kỳ ai trong chúng ta ai cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus HBV nếu không biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Có một số người dễ bị lây bệnh hơn do công việc, môi trường sống. Dưới đây là những người có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh:

    • Người sử dụng bơm kim tiêm chung với người nhiễm viêm gan B.
    • Trường hợp xăm, làm móng tại những địa chỉ không uy tín, dụng cụ không được vệ sinh an toàn.
    • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm viêm gan B.
    • Trẻ em sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan virus B.
    • Những người đi du lịch đến những nơi có tỷ lệ nhiễm HBV cao.

    Chẩn đoán viêm gan B

    • Xét nghiệm huyết thanh học
    • Sinh thiết gan

    Cần nghĩ đến chẩn đoán viêm gan B mạn tính nếu bệnh nhân có:

    • Triệu chứng và dấu hiệu gợi ý
    • Tăng aminotransferase ngẫu nhiên
    • Trước đây được chẩn đoán là viêm gan cấp

    Chẩn đoán xác định dựa vào kết quả xét nghiệm kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) và IgG anti-HBc dương tính, kháng thể IgM kháng HBcAg (anti-HBc-xem Bảng: Huyết thanh học của Viêm gan B *) âm tính và dựa vào kết quả đo DNA vi-rút viêm gan B (định lượng HBV-DNA ).

    Nếu đã chẩn đoán xác định viêm gan B mạn tính thì xét nghiệm kháng nguyên e của viêm gan B (HBeAg) và kháng thể kháng kháng nguyên e của viêm gan B (anti-HBe) cần được chỉ định để đánh giá tiên lượng và định hướng điều trị kháng vi-rút. Nếu xét nghiệm huyết thanh học xác định nhiễm HBV mức độ nặng thì cần đo kháng thể kháng vi-rút viêm gan D (anti-HDV).

    Xét nghiệm định lượng HBV-DNA cũng được sử dụng trước và trong quá trình điều trị để đánh giá đáp ứng của bệnh.

    Sinh thiết thường được chỉ định để đánh giá mức độ tổn thương gan và loại trừ các nguyên nhân khác của bệnh gan. Sinh thiết gan có ý nghĩa nhất trong những trường hợp không phù hợp với các phác đồ điều trị cụ thể.

    Phương thức phòng ngừa

    Nắm được những trường hợp dễ dẫn đến lây nhiễm viêm gan siêu vi B, chúng ta có thể phòng ngừa bằng các phương thức sau:

    • Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu mẹ bị bệnh viêm gan B thì khả năng cao con cũng mắc bệnh nếu không được phòng tránh kịp thời. Tiêm vắc xin trong vòng 24h đầu sau sinh là cách phòng tránh viêm gan B hiệu quả nhất cho trẻ.
    • Lây truyền qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh chính là con đường lây nhiễm virus HBV. Đây là con đường khá phổ biến. Trong gia đình nếu có vợ hoặc chồng bị viêm gan B bạn nên đến cơ sở y tế để khám và có cách phòng tránh hợp lý.
    • Lây truyền qua đường máu: Tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam lây truyền qua đường máu cũng khá cao. Đó là những trường hợp người đi truyền máu, hiến máu, tiêm hoặc xăm mà dụng cụ y tế chưa được vệ sinh an toàn, hoặc vô tình dùng chung với người bệnh.

    Phương pháp điều trị

    • Thuốc kháng vi-rút
    • Đôi khi cấy ghép gan

    Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút được chỉ định cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính và

    • Tăng aminotransferase
    • Các bằng chứng trên lâm sàng hoặc sinh thiết về bệnh tiến triển
    • Cả hai biểu hiện ở trên

    Mục tiêu là để loại bỏ HBV-DNA (1). Điều trị đôi khi có thể làm mất kháng nguyên e của viêm gan B (HBeAg), hoặc hiếm gặp hơn là làm mất kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg). Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân được điều trị viêm gan loại B mạn phải được điều trị vô thời hạn; do đó, điều trị có thể rất tốn kém.

    Ngừng điều trị sớm có thể dẫn đến bệnh tái phát trở lại, đợt tái phát này có thể ở mức độ nặng. Tuy nhiên, điều trị có thể bị dừng lại trong một số trường hợp sau:

    • HBeAg chuyển thành kháng thể kháng HBeAg (anti-HBe).
    • Các xét nghiệm HBsAg trở thành âm tính.

    Tình trạng kháng thuốc cũng cần được quan tâm.

    Ghép gan nên được cân nhắc đối với bệnh gan giai đoạn cuối do HBV. Ở những bệnh nhân bị nhiễm HBV, sử dụng kéo dài các thuốc kháng vi-rút ưu tiên đường uống và việc sử dụng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) trong thời gian ghép đã giúp cải thiện kết quả điều trị sau ghép gan. Khả năng sống là tương đương hoặc tốt hơn so với các chỉ định điều trị khác, và nguy cơ tái phát của viêm gan B được giảm thiểu.

    Tỉ lệ người mắc viêm gan B tại Việt Nam

    Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có tác động xấu đến sức khỏe của hàng trăm triệu người trên thế giới. Nước ta là một trong số các nước ở khu vực có tỉ lệ người mắc bệnh này khá cao, tỉ lệ mắc viêm gan B ở Việt Nam chiếm khoảng 10% – 15% dân số. Trong đó có nhiều trường hợp tử vong do viêm gan giai đoạn mãn tính và biến chứng thành xơ gan, ung thư gan.

    Đã mắc viêm gan B mà muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ thì cần làm gì?

1 comment

1 thought on “Viêm gan siêu vi B có tham gia được bảo hiểm nhân thọ?”

Hãy chia sẻ quan điểm

Top