The Blog Single

  • Tính toán lãi/lỗ khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Hưu trí là một trong 4 mối quan tâm lớn nhất trong cuộc đời của bất kỳ ai. Có nhiều phương thức để có được một kế hoạch hưu trí an toàn. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những phương thức an toàn, được nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng tham gia BHXH tự nguyện thì lỗ. Vậy thực hư ra sao? Mời các bạn tham khảo bài viết bên dưới.

    Lưu ý: Việc tính toán ra các con số chỉ nhằm mục đích giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “tin đồn” rằng đóng BHXH tự nguyện phải sống thọ thì mới có lãi. Thực tế, trong quá trình nhận lương hưu, NLĐ còn được cấp thẻ BHYT miễn phí. Và trường hợp NLĐ mất sớm trong giai đoạn về hưu thì BHXH thanh toán nốt tiền lương còn lại theo hình thức trợ cấp 1 lần.

    Quyền lợi nhận được khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Người đóng BHXH tự nguyện được nhận hai chế độ (hay quyền lợi) là hưu trí và tử tuất.

    • Hưu trí là mức trợ cấp tiền lương hàng tháng mà người đó nhận được khi đạt tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
    • Tử tuất là chế độ hỗ trợ về tài chính cho mai táng phí hoặc trợ cấp hàng tháng cho thân nhân (thỏa một số điều kiện) của người đã mất.

    Điều kiện nhận quyền lợi từ bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Bỏ qua các trường hợp liên quan đến mất sức lao động, nhận chế độ sớm, để được nhận quyền lợi BHXH tự nguyện, người tham gia cần thỏa một số điều kiện sau:

    1. Đối với chế độ hưu trí:
    2. Thời gian đóng: Đủ 20 năm trở lên
    3. Đáp ứng tuổi nghỉ hưu theo pháp luật quy định.

    Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

    Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Người lao động khi tham gia đóng BHXH tự nguyện sẽ đóng 22% mức thu nhập mà mình lựa chọn.

    Mức đóng tối thiểu

    Mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu được tính bằng mức lương tối thiểu vùng. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2021 hiện tại là:

    Mức lươngĐịa bàn áp dụng
    4.420.000 đồng/thángDoanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
    3.920.000 đồng/thángDoanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
    3.430.000 đồng/thángDoanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III
    3.070.000 đồng/thángDoanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

    Vậy người lao động tại Hà Nội (Vùng I) sẽ được chọn mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu là: 22% * 4.420.000 = 972.400 đồng/tháng.

    Mức đóng tối đa

    Người lao động (NLD) được phép chọn mức đóng BHXH tự nguyện tối đa là 20 lần mức lương cơ sở. Tại thời điểm tháng 2/2021, mức lương cơ sở đang là 1.490.000. Vậy NLD được chọn mức đóng tối đa là: 20 * 1.490.000 = 29.800.000/tháng.

    Mức hưởng của bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Nhận BHXH một lần

    mức hưởng BHXH tự nguyện 2021

    Mức hưởng chế độ hưu trí

    Mức hưởng lương hưu hàng tháng:

    Mức hưởng lương hưu hàng tháng của BHXH
    Mức hưởng lương hưu hàng tháng

    Tỷ lệ hưởng chế độ hưu trí:

    • Người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2021, tỷ lệ hưởng được tính như sau:
      • Với lao động nữ: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với 15 đầu đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.
      • Với lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH áp dụng với 19 năm đầu tham gia BHXH, sau đó cứ thêm một năm thì cộng thêm 2%, tỷ lệ tối đa bằng 75%.

    Tính toán lãi lỗ khi nhận quyền lợi

    Giả sử chị A đã tham gia BHXH tự nguyện từ năm 1998. Tính đến 1/1/2021, chị đã đóng BH được 23 năm. Mức lương đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ điều chỉnh như bảng bên dưới:

    Nămsố thángMức tiền lương tháng đóng BHXHMức sau điều chỉnh 2021Tổng tiền lương đóng BHXH trước điều chỉnhTổng tiền lương đóng BHXH sau điều chỉnhSố tiền NLĐ thực đóng theo BHXH tự nguyện
    (1)(2)(3)(4)(5) = (2) x (3)(6) = (2) x (3) x (4)(7) = (2) x (3) x 22%
    199812 1,800,000 3.61 21,600,000 77,976,000 4,752,000
    199912 2,000,000 3.46 24,000,000 83,040,000 5,280,000
    200012 2,300,000 3.52 27,600,000 97,152,000 6,072,000
    200112 2,500,000 3.53 30,000,000 105,900,000 6,600,000
    200212 2,700,000 3.4 32,400,000 110,160,000 7,128,000
    200312 2,900,000 3.29 34,800,000 114,492,000 7,656,000
    200412 3,000,000 3.06 36,000,000 110,160,000 7,920,000
    200512 3,200,000 2.82 38,400,000 108,288,000 8,448,000
    200612 3,400,000 2.62 40,800,000 106,896,000 8,976,000
    200712 3,500,000 2.42 42,000,000 101,640,000 9,240,000
    200812 3,800,000 1.97 45,600,000 89,832,000 10,032,000
    200912 4,000,000 1.84 48,000,000 88,320,000 10,560,000
    201012 4,300,000 1.69 51,600,000 87,204,000 11,352,000
    201112 4,800,000 1.42 57,600,000 81,792,000 12,672,000
    201212 5,500,000 1.3 66,000,000 85,800,000 14,520,000
    201312 5,800,000 1.22 69,600,000 84,912,000 15,312,000
    201412 6,300,000 1.18 75,600,000 89,208,000 16,632,000
    201512 7,000,000 1.17 84,000,000 98,280,000 18,480,000
    201612 7,500,000 1.14 90,000,000 102,600,000 19,800,000
    201712 7,800,000 1.1 93,600,000 102,960,000 20,592,000
    201812 8,300,000 1.06 99,600,000 105,576,000 21,912,000
    201912 8,800,000 1.03 105,600,000 108,768,000 23,232,000
    202012 9,200,000 1 110,400,000 110,400,000 24,288,000
    TỔNG276 1,324,800,000 2,251,356,000 291,456,000

    Cột số (7) thể hiện tổng số tiền mà chị A thực tế đóng cho BHXH (291,456,000 VND)

    Mức bình quân tiền lương đóng BHXH

    Vậy mức bình quân tiền lương của chị A sẽ bằng:

    Tỷ lệ hưởng lương hưu

    Chị A, đủ tuổi nghỉ hưu và đã BHXH được 23 năm. Vậy tỷ lệ hưởng lương hưu của chị sẽ bằng:

    Tỷ lệ hưởng = 45% + (23 – 15) x 2% = 61%

    Mức lương hưu chị A được nhận hàng tháng sẽ là:

    4,975,823 VND=61%x8,157,086.96 VND

    Vậy mỗi năm chị A sẽ nhận được khoảng 60 triệu tiền lương hưu.

    Tổng số tiền chị thực tế đóng là 291,456,000. Như thế, sau khoảng 5 năm là chị sẽ nhận được về toàn bộ số tiền mà bản thân mình đã đóng. Bước sang năm thứ 6, là chị A bắt đầu “có lãi.”

    Qua một vài tính toán khách thì tác giả nhận thấy rằng, NLĐ sẽ “hòa vốn” sau khoảng 5 – 6 năm nhận lương hưu.

    Kết luận

    Qua tính toán bằng các con số thì NLĐ sẽ không bị thiệt “về tiền” khi tham gia BHXH tự nguyện như nhiều người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, BHXH lại thiếu tính cạnh tranh về hỗ trợ tài chính khi NLĐ chẳng may tử vong trước tuổi nghỉ hưu. Hay nói chính xác hơn, tính chia sẻ rủi ro của BHXH không cao. Đó là lý do mà hình thức Bảo hiểm nhân thọ vẫn đang rất phát triển. Bởi nó bổ khuyết cho điểm yếu của BHXH.

0 comment

Hãy chia sẻ quan điểm

Top