Ở Việt Nam, 99% người dân khi tham gia Bảo hiểm xã hội mong muốn nhận được chế độ hưu trí khi về già. Tuy nhiên, nhiều người đặt ra các câu hỏi như:
- Tham gia bảo hiểm xã hội có thực sự “lãi” hay không?
- Đang tham gia bảo hiểm xã hội mà tử vong thì có được đền bù, hỗ trợ gì hay không?
- Đang nhận lương hưu mà tử vong thì sẽ tính như thế nào?
- …
Bài viết này sẽ giúp quý vị độc giả trả lời được các câu hỏi trên!
Các hình thức bảo hiểm con người tại Việt Nam
Ở Việt Nam, người dân có quyền tham gia một trong 4 hình thức bảo hiểm bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội (BHXH)
- Bảo hiểm Y Tế (BHYT) của nhà nước
- Bảo hiểm nhân thọ (BHNT)
- Bảo hiểm sức khỏe (BHSK) hay còn gọi là BHYT tư nhân
Mỗi một hình thức bảo hiểm sẽ phục vụ mục đích khác nhau chứ không có hình thức nào hoàn toàn ưu việt hơn hình thức nào.
Mời các bạn tham khảo video giới thiệu:
Xét về hình thức quản lý:
BHXH và BHYT là do nhà nước trực tiếp quản lý và điều hành. Hai hình thức này nhằm mục đích an sinh xã hội, cung cấp mức hỗ trợ tối thiểu và căn bản nhất dành cho người dân. Trong khi BHNT và BHSK thì được các công ty bảo hiểm tư nhân triển khai. Các công ty bảo hiểm được phép kinh doanh sinh lời dưới sự quản lý của nhà nước. Hai hình thức bảo hiểm này lại hướng tới mục đích nâng cao nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. Và một phần nào đó, bổ trợ cho 2 hình thức bảo hiểm do nhà nước cung cấp.
Một hình ảnh so sánh để quý vị độc giả dễ hình dung chính là mô hình trường công và mô hình trường tư trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Xét về phương thức chi trả:
BHXH và BHNT lại áp dụng phương thức chi trả là “hỗ trợ” theo thỏa thuận quy định trong hợp đồng bảo hiểm, dựa trên nguyên tắc khoán. BHYT và BHSK thì áp dụng phương thức chi trả là “theo hóa đơn chi phí thực tế” và “hạn mức” được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Xét về mong muốn của người tham gia:
BHXH đáp ứng nhu cầu “cơ bản” về Hưu trí; tử tuất; tai nạn lao động, thai sản (BHXH bắt buộc)… BHYT đáp ứng chu cầu “cơ bản” để giảm bớt gánh nặng về chi phí điều trị bệnh tật. BHNT đáp ứng nhu cầu theo “mong muốn và khả năng tài chính” của khách hàng về Tử vong; thương tật vĩnh viễn do tai nạn; hỗ trợ chi phí chăm sóc sức khỏe (nằm viện, phẫu thuật); bệnh hiểm nghèo. BHSK đáp ứng nhu cầu theo mong muốn và khả năng tài chính” của khách hàng về lựa chọn các cơ sở y tế có chất lượng dịch vụt tốt hơn.
Một số quyền lợi chính của BHXH 2021
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, NLĐ sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
- Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
- Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
- Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
- Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
- Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
- Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
- Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của BHXH.
- Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
Mức hưởng lương hưu nhận theo BHXH 2021
I. Đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc
1. Đối với NLĐ bắt đầu nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2021:
Mức lương hưu hàng tháng của NLĐ được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ (%)hưởng lương hưu hằng tháng] x [Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH]
Trong đó:
(1) Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
(*) Đối với lao động nam:
-
- Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu trong khoản thời gian từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện nay là 18 năm); Trường hợp bắt đầu hưởng lương hưu từ 01/01/2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%.
- Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
(*) Đối với lao động nữ:
-
- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.
- Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa là 75%.
(*) Trường hợp NLĐ hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
(2) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo quy định tại Điều 62, Điều 64 Luật BHXH 2014, Điều 9, Điều 10 Nghị định 115/2015 và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH .
2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (trên đây) thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
II. Đối với người tham gia BHXH tự nguyện
1. Mức lương hưu hàng tháng
Mức lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2021 được tính như sau:
Mức lương hưu hàng tháng = [Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng] x [Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH]
Trong đó:
(1) Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng được xác định như sau:
(*) Đối với nam
-
- Trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021: Đóng đủ 19 năm BHXH thì được 45% (hiện hành là 18 năm); trường hợp bắt đầu nghỉ hưu từ 01/01/2022, đóng đủ 20 năm BHXH thì được 45%.
- Sau đó cứ thêm mỗi năm, NLĐ được tính thêm 2%;
- Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.
(*) Đối với nữ
-
- Đóng đủ 15 năm BHXH thì được 45%.
- Sau đó, cứ cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%.
- Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng tối đa bằng 75%.
(2) Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của NLĐ được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ (xem chi tiết tại Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP). (Tham khảo cách tính mức lương bình quân 2021)
2. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Giống như trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Trường hợp NLĐ tử vong khi đang được nhận lương hưu
Nội dung video giải thích cụ thể:
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tới quý vị đọc giả!