Thẩm định sơ bộ | Bạn cần đọc những gì trong hồ sơ khám bệnh?
Đọc hiểu hồ sơ khám bệnh của khách hàng là một kỹ năng quan trọng đại lý bảo hiểm nhân thọ cần biết trong Thẩm định sơ bộ.
Hẳn không ít lần các đại lý bảo hiểm được nhìn thấy hồ sơ y tế của khách hàng khi nộp về cty bảo hiểm. Hiểu được những thông tin quan trọng trong bộ hồ sơ khám bệnh đó sẽ giúp các bạn rất nhiều trong quá trình thẩm định sức khỏe khách hàng. Bài viết này sẽ giúp cho đại lý bảo hiểm biết những thông tin gì cần đặc biệt quan tâm.
Tại sao nên lưu giữ hồ sơ khám bệnh?
Người Việt Nam hiện tại vẫn chưa có thói quen lưu giữ hồ sơ y tế khám chữa bệnh trong quá khứ của bản thân. Thói quen này thực sự rất có lợi cho mọi người.
Giúp bác sĩ nắm được tiền sử của bệnh nhân (BN) một cách chính xác:
Thay vì dựa vào trí nhớ, lưu giữ hồ sơ khám bệnh sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng nắm được tiền sử bệnh, từ đó đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.
Giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí khám
Rất nhiều trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng lại những hồ sơ khám cũ của BN thay vì chỉ định làm lại các xét nghiệm. Chính vì thế sẽ giúp BN tiết kiệm được một khoản chi phí phát sinh.
Những lưu ý khi cầm trên tay một bộ hồ sơ khám bệnh
Hồ sơ khám bệnh tiêu chuẩn gồm những gì?
Một bộ hồ sơ khám bệnh sẽ gồm 5 thành phần sau:
- Sổ khám bệnh
- Phiếu chỉ định cận lâm sàng
- Phiếu kết quả cận lâm sàng + Phim XQ, CT, MRI, ảnh siêu âm…
- Đơn thuốc
- Phiếu công khai chi phí, hóa đơn…
Những điểm cần lưu ý khi đọc hồ sơ khám bệnh
Đối với sổ khám bệnh, cần lưu ý:
-
- Phần chẩn đoán sơ bộ của bác sỹ. Chẩn đoán sơ bộ là chẩn đoán ban đầu dựa vào kết quả khám lâm sàng (sờ, nắn, nhìn, nghe, gõ).
- Phần tiền sử bệnh: Là những bệnh khác của BN đã từng mắc (nếu có) qua lời kể.
- Phần bệnh sử: Là diễn tiến của đợt bệnh mà BN đang đến khám.
Đối với phiếu kết quả cận lâm sàng, cần lưu ý so sánh giữa cột kết quả và các cột chỉ số tham chiếu. Các cột chỉ số tham chiếu sẽ có 3 mức chỉ số Cao, Bình thường và Thấp.
Đối với kết quả siêu âm, cần lưu ý phần kết luận của bác sỹ siêu âm.
-
- Nếu kết luận siêu âm bình thường, BN có thể yên tâm bỏ qua
- Nếu kết luận siêu âm có bất thường, hãy đọc kỹ hơn phần mô tả ở phía trên.
Đối với chẩn đoán xác định: Đôi khi bác sỹ có ghi thêm những chẩn đoán không thực sự liên quan đến đợt điều trị hiện tại. Vì vậy, hãy để ý đến phần chẩn đoán xác định này.
Kỹ thuật khai tiền sử bệnh của khách hàng
- Kết hợp khéo léo giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở
Câu hỏi mở giúp tư vấn viên khai thác thông tin tiền sử của khách hàng. Các câu hỏi mở là các câu bắt đầu bằng các từ như “khi nào, ở đâu, tại sao, như thế nào…”
Câu hỏi đóng lại giúp tư vấn viên chốt lại luận điểm, kiểm chứng lại thông tin. Các câu hỏi đóng là những câu hỏi có câu trả lời là Có/Không hoặc Đúng/Sai
- Luôn giả định rằng khách hàng có hơn một tiền sử y tế
Thống kê chỉ ra rằng, 60% người trưởng thành có hơn một tiền sử y tế. Vì vậy, hãy luôn giả định rằng khách hàng của mình có hơn một tiền sử y tế.
Mời các bạn tham khảo video phân tích chi tiết bên dưới:
Có thể bạn quan tâm:
Bài giảng Thẩm định sơ bộ cho đại lý bảo hiểm nhân thọ của Dr. QuynhMai Nguyễn.