The Blog Single

  • Xét nghiệm SGOT có ý nghĩa gì?

    Xét nghiệm SGOT là một trong những xét nghiệm máu thường được chỉ định với bệnh nhân gặp vấn đề về gan, để chẩn đoán tổn thương gan. Sự tăng giảm chỉ số SGOT có nhiều ý nghĩa, phản ánh tình trạng bệnh mà bệnh nhân gặp phải.

    1.  Xét nghiệm SGOT là gì?

    Đây là một trong những xét nghiệm men gan.

    Men gan là tên gọi chung của các enzyme có trong gan, có vai trò tổng hợp và chuyển hóa các chất trong gan như glucid, protid, lipid,… 

    Khi tế bào gan gặp tổn thương, hư hại thì các chất men này có trong máu nhiều hơn. Do đó, xét nghiệm men gan thấy định lượng các enzyme gan tăng nghĩa là gan của bệnh nhân đang bị nguy hại.

    Chỉ số men gan ở người có sức khỏe gan bình thường là:

    – Chỉ số AST (SGOT): 20 – 40 UI/L.

    – Chỉ số ALT (SGPT): 20 – 40 UI/L.

    – Chỉ số GGT: 5 – 65 UI/L và tùy từng hệ thống máy khác nhau sẽ có khoảng tham chiếu khác nhau.

    – Chỉ số Phosphatase kiềm: 30 – 110 UI/L.

    Trong đó, chỉ số AST (SGOT) là viết tắt của Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminas, đặc trưng cho các tổn thương tế bào gan do xơ, viêm hay ung thư, ngoài ra cũng thể hiện tổn thương tim do nhồi máu, hoặc bệnh tiểu đường,…

    Còn SGPT là viết tắt của Serum Glutamic Pyruvic Transaminase, đặc trưng cho tổn thương ở tế bào gan.

    2. Chỉ số men gan cao do nguyên nhân nào?

    2.1. Các chỉ số men gan

    Khi enzyme được giải phóng vào máu với lượng bình thường thì các hoạt động trao đổi và chuyển hóa chất trong cơ thể diễn ra bình thường. Ngược lại, nếu chỉ số vượt quá mức bình thường thì nguy cơ bệnh nhân mắc các bệnh về gan rất lớn. Chỉ số càng cao thì lượng tế bào gan bị tổn thương càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

    SGOT, SGPT đều là 2 enzyme trao đổi amin, có hoạt độ cao và ứng dụng nhiều trong khám, chẩn đoán lâm sàng.

    – Chỉ số SGOT

    Chỉ số SGOT thông thường khoảng từ 20- 40 UI/L, chủ yếu có ở các mô chuyển hóa cao như gan, tim hay cơ xương. Chỉ số SGOT tăng cao chủ yếu trong trường hợp tổn thương gan do viêm, xơ hay ung thư. Ngoài ra, các tổn thương tim do nhồi máu cũng làm tăng lượng SGOT.

    Ngược lại, chỉ số SGOT giảm trong các trường hợp đang mang thai, tiểu đường…

    – Chỉ số SGPT

    Chỉ số SGPT thông thường ở khoảng từ 20- 40 UI/L. Chỉ số này tăng khi có các tổn thương tế bào gan.

    Chủ yếu dùng để phát hiện tổn thương ở tế bào gan. Khi có tổn thương, chỉ số tăng.

    Nếu 2 chỉ số này tăng nhẹ (<2 lần) thì chưa đáng lo ngại.

    Nếu 2 chỉ số này tăng vừa (> 2-10 lần) hay tăng cao (> 10 lần) thì cần phải xác định nguyên nhân gây ra.

    2.2. Chỉ số men gan cao nguyên nhân do đâu?

    Chỉ số men gan tăng bên cạnh lý do bệnh lý kể trên còn có thể do các nguyên do khác như:

    Uống nhiều quá nhiều bia rượu 

    Đây là thủ phạm hàng đầu gây tình trạng men gan tăng. Bởi rượu có thể nói chứa nhiều độc tố, khi vào cơ thể chủ yếu được đào thải đến gan, với lượng quá lớn, thường xuyên sẽ gây ngộ độc gan, khiến tế bào gan chết.

    Lạm dụng thuốc tây

    Việc lạm dung thuốc Tây trong quá trình điều trị bệnh như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… cũng làm men gan tăng.

    3. Xét nghiệm SGOT được chỉ định khi nào?

    Xét nghiệm SGOT thường được chỉ định để đánh giá chính xác tổn thương gan ở bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng gan.

    Một số triệu chứng điển hình ở bệnh nhân này gồm:

    – Sức khỏe yếu, mệt mỏi.

    – Thừa cân.

    – Mất cảm giác ngon miệng.

    – Mắc bệnh tiểu đường.

    – Buồn nôn, nôn.

    – Bụng sưng hoặc đau.

    – Vàng da.

    – Nước tiểu đậm màu.

    – Ngứa.

    – Người nghiện rượu nặng.

    – Cá nhân có gia đình tiền sử mắc bệnh gan.

    – Người có tiền sử virus viêm gan.

    – Người dùng nhiều thuốc có thể làm rối loạn chức năng gan.

    Bên cạnh xét nghiệm SGOT, một số xét nghiệm khác có thể được chỉ định để xác định chính xác nguyên nhân gây tổn thương gan. Tùy theo nguyên nhân nghi ngờ mà bác sỹ đưa ra yêu cầu các xét nghiệm sau:

    – Thử nghiệm viêm gan A, B, C.

    – Thử nghiệm Ethanol.

    – Thử nghiệm tiếp thuốc và các chất gây độc gan.

    – Xét nghiệm Đồng và Ceruloplasmin trong bệnh Wilson.

    – Thử nghiệm sắt và xét nghiệm di truyền trong bệnh di truyền hemochromatosis.

    – Sinh thiết gan.

    4. Quy trình xét nghiệm SGOT

    Hiện nay xét nghiệm SGOT đã được áp dụng khá phổ biến tại các bệnh viện lớn, trung tâm xét nghiệm trên cả nước. Quy trình xét nghiệm SGOT ở các địa chỉ gần như khá giống nhau:

    Quy trình xét nghiệm

    Bước 1: Tiếp nhận thông tin, lấy mẫu xét nghiệm.

    Người bệnh có nhu cầu hoặc bác sỹ khám trực tiếp gửi thông tin yêu cầu xét nghiệm SGOT sẽ đến trung tâm xét nghiệm để gửi yêu cầu.

    Thông thường lấy mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện ngay sau khi đăng ký.

    Quy trình lấy máu được thực hiện bình thường, mẫu máu của bạn được dán mã vạch để không bị nhầm lẫn.

    Bước 2: Phân tích hàm lượng SGOT.

    Mẫu máu sẽ được xử lý trước khi thực hiện xét nghiệm. Tùy theo máy phân tích tại các phòng xét nghiệm mà quá trình thực hiện có thể khác nhau.

    Kết quả nhận được sẽ được lưu, đối chiếu với chỉ số SGOT chuẩn, từ đó đưa ra kết luận men gan của bạn bình thường, cao hay thấp và cụ thể mức nguy hiểm.

    Bước 3: Trả kết quả.

    Sau thời gian quy định, kết quả sẽ được trả tới tay bệnh nhân. Bác sỹ khám bệnh sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm SGOT để có chẩn đoán chính xác hơn về bệnh tình, cũng như đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

    Bạn nên lựa chọn thực hiện xét nghiệm SGOT tại các địa chỉ uy tín, với thiết bị máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên môn cao để kết quả chính xác và nhanh chóng nhất.

0 comment

Hãy chia sẻ quan điểm

Top