The Blog Single

  • Luật Số lớn của Jacob Bernoulli (béc nu li) và ngành bảo hiểm nhân thọ

    Ngành bảo hiểm nhân thọ đã tồn tại hơn 400 năm nhưng chỉ mới bước vào giai đoạn cực thịnh trong khoảng 200 năm nay. Tại sao? Có một lý thuyết toán học cực kỳ quan trọng giúp sự phát triển của ngành bảo hiểm nhân thọ là Luật Số lớn của Jacob Bernoulli (béc nu li).

    Luật số lớn là gì?

    Jacob Bernoulli (1654 – 1705) là nhà Toán học người Thụy Sĩ. Bernoulli cùng với Newton và Leibniz là một trong những nhà toán học đầu tiên phát triển phép tính Vi phân và Tích phân.

    Ngoài ra, Bernoulli còn còn đóng góp rất lớn vào lĩnh vực xác suất thống kê. Trong cuốn sách về lý thuyết xác suất (1713) của mình, Bernoulli đã hệ thống hoá thành một nguyên lý cho rằng: Mặc dù khó có thể tiên đoán chắc chắn một sự kiện đơn lẻ, chẳng hạn như cái chết của một người nào đó, nhưng có thể tiên đoán được với độ chính xác cao kết quả trung bình của nhiều sự việc tương tự.

    Jacob Bernoulli người đóng góp rất lớn vào lý thuyết xác suất và luật số lớn
    Jacob Bernoulli (1654 – 1705)

    Lịch sử của công ty bảo hiểm nhân thọ Scottish Widows

    Scottish Widows là công ty bảo hiểm nhân thọ và hưu trí có trụ sở ở Edinburgh, Scotland. Cty được thành lập năm 1815 nhưng ý tưởng là từ hai mục sư của giáo hội Trưởng lão Scotland, Alexander WebsterRobert Wallace.

    Ý tưởng

    Năm 1744, hai vị này quyết định thành lập một quỹ bảo hiểm nhân thọ để trả tiền trợ cấp cho các quả phụ và trẻ mồ côi của các cố mục sư. Họ đề nghị mỗi mục sư trong giáo hội trích một phần nhỏ thu nhập của mình để góp vào quỹ, quỹ sẽ đem đầu tư. Nếu một mục sư chết, vợ của ông ta sẽ nhận được cổ tức trên lợi nhuận của quỹ. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho vợ của mục sư sống thoải mái cho phần đời còn lại.

    Khó khăn

    Tuy nhiên, để xác định các mục sư phải đóng bao nhiêu để quỹ có đủ tiền thực hiện các nghĩa vụ này của nó, Webster và Wallace cần phải có khả năng dự đoán sẽ có bao nhiêu mục sư chết mỗi năm, họ sẽ để lại bao nhiêu quả phụ và trẻ mồ côi, và các quả phụ sẽ sống lâu hơn những ông chồng quá cố của họ bao nhiêu năm nữa.

    Ứng dụng toán học xác suất

    Họ đã liên lạc với Colin Maclaurin, một giáo sư toán học ở Đại học Edinburgh. Cả ba người sau đó thu thập dữ liệu về độ tuổi tử vong của người Scotland, và dùng những dữ liệu này để tính toán xem có bao nhiêu mục sư có thể sẽ tử vong trong một năm bất kỳ.

    Công trình của họ dựa trên một số đột phá ở thời điểm đó trong lĩnh vực xác suất và thống kê. Một trong những đột phá này là Luật Số lớn của Jacob Bernoulli. Bernoulli đã hệ thống hoá thành một nguyên lý cho rằng, mặc dù khó có thể tiên đoán chắc chắn một sự kiện đơn lẻ, chẳng hạn như cái chết của một người nào đó, nhưng có thể tiên đoán được với độ chính xác cao kết quả trung bình của nhiều sự việc tương tự.

    Nghĩa là, Maclaurin không thể dùng toán học để tiên đoán liệu Webster và Wallace có chết vào năm tới hay không, nhưng nếu có đủ dữ liệu, ông có thể nói cho Webster và Wallace biết có bao nhiêu mục sư giáo hội Trưởng lão ở Scotland cầm chắc là chết vào năm tới.

    Một số thống kê thú vị

    Thật may mắn, họ đã có những dữ liệu được thu thập sẵn để sử dụng. Những bảng thống kê được Edmond Halley công bố 50 năm trước tỏ ra đặc biệt hữu ích. Halley đã phân tích hồ sơ của 1,238 ca sinh và 1,174 ca tử mà ông có được từ thành phố Breslau, Đức. Các bảng này của Halley có thể cho thấy rằng, lấy ví dụ, một người 20 tuổi có xác suất tử vong là 1/100 trong một năm nhất định; nhưng với một người 50 tuổi, xác suất này là 1/39.

    Áp dụng vào quỹ bảo hiểm nhân thọ của giáo hội

    Sau khi xử lý những con số này, Webster và Wallace đã kết luận rằng:

    Tại bất kỳ thời điểm nào, sẽ có trung bình 930 mục sư thuộc giáo hội Trưởng lão ở Scotland; và trung bình 27 mục sư qua đời mỗi năm; 18 người trong sổ đó để lại các bà quả phụ. 05 trong số các mục sư không để lại quả phụ sẽ bỏ lại những đứa trẻ mồ côi; và 02 trong số mục sư mất để lại quả phụ cũng sẽ bỏ lại những đứa con của cuộc hôn nhân đầu khi đó chưa đến 16 tuổi.

    Họ tính toán thêm quãng thời gian đến khi những quả phụ này chết hoặc tái giá là bao lâu; trong cả hai tình huống đều chấm dứt việc trả tiền trợ cấp cho họ. Dựa vào những con số này, Webster và Wallace có thể xác định được số tiền các mục sư gia nhập quỹ sẽ phải đóng góp là bao nhiêu để chu cấp cho những người thân yêu của họ.

    Bằng việc đóng góp 2 bảng 12 shilling 2 xu mỗi năm, một mục sư có thể bảo đảm rằng người vợ góa của ông ta sẽ nhận được ít nhất là 10 bảng mỗi năm; một số tiền lớn vào thời điểm đó. Nếu ông ta nghĩ rằng như thế là không đủ, ông ta có thể đóng nhiều hơn, lên đến 6 bảng 11 shilling 3 xu mỗi năm – để bảo đảm người vợ góa của mình sẽ nhận được món tiền hậu hĩnh hơn nhiều, 23 bảng mỗi năm.

    Theo tính toán của họ, đến năm 1763, quỹ bảo hiểm cho vợ góa con côi của những mục sư thuộc giáo hội Scotland sẽ có số vốn tổng cộng là 58.348 bảng. Tính toán của họ đã chứng tỏ sự chính xác đến tuyệt vời. Tới năm đó, vốn của quỹ đứng ở mức 58.347 bảng – chỉ thấp hơn 1 bảng so với dự đoán!

    Ngày nay, Quỹ Webster và Wallace, được gọi chân phương là Scottish Widows, là một trong những công ty trợ cấp dưỡng lão và bảo hiểm lớn nhất thế giới. Với tài sản trị giá 100 tỉ bảng Anh, công ty không chỉ bảo hiểm cho các góa phụ Scotland, mà còn cho bất cứ ai sẵn sàng mua hợp đồng bảo hiểm của họ.

    Ứng dụng luật số lớn vào sản phẩm bảo hiểm nhân thọ

    Các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ (quyền lợi tử vong) hiện nay tại Việt Nam vẫn dựa trên bảng tỷ lệ tử vong CSO 1980. Chi tiết bảng tỉ lệ tử vong CSO 1980:

    Độ tuổi từ 0 -33
    TuổiNamNữ
    00,002630,00188
    10,001030,00084
    20,000990,00080
    30,000970,00078
    40,000930,00077
    50,000880,00075
    60,000830,00073
    70,000780,00071
    80,000750,00070
    90,000740,00069
    100,000750,00068
    110,000810,00070
    120,000920,00073
    130,001070,00077
    140,001240,00082
    150,001420,00087
    160,001590,00092
    170,001720,00096
    180,001820,00100
    190,001880,00103
    200,001900,00106
    210,001900,00108
    220,001880,00110
    230,001840,00112
    240,001800,00115
    250,001750,00117
    260,001720,00120
    270,001710,00124
    280,001700,00128
    290,001720,00132
    300,001750,00137
    310,001800,00142
    320,001870,00147
    330,001950,00154
    Độ tuổi từ 34 - 66
    TuổiNamNữ
    340,002050,00161
    350,002170,00170
    360,002320,00182
    370,002490,00196
    380,002680,00213
    390,002900,00232
    400,003150,00253
    410,003420,00275
    420,003710,00298
    430,004030,00320
    440,004370,00344
    450,004730,00368
    460,005120,00392
    470,005530,00419
    480,005970,00448
    490,006460,00479
    500,007000,00513
    510,007630,00550
    520,008330,00592
    530,009130,00638
    540,010010,00685
    550,010960,00733
    560,011970,00780
    570,013040,00825
    580,014180,00870
    590,015420,00920
    600,016800,00980
    610,018360,01054
    620,020120,01149
    630,022090,01263
    640,024270,01392
    650,026620,01529
    660,029130,01671
    Độ tuổi từ 67 - 99
    TuổiNamNữ
    670,031790,01813
    680,034650,01959
    690,037810,02123
    700,041370,02316
    710,045430,02553
    720,050080,02847
    730,055340,03199
    740,061100,03605
    750,067250,04056
    760,073700,04545
    770,080370,05068
    780,087320,05632
    790,094760,06257
    800,102940,06967
    810,112090,07783
    820,122410,08725
    830,133840,09790
    840,146120,10962
    850,158980,12229
    860,172210,13582
    870,185730,15018
    880,199530,16538
    890,213690,18154
    900,228430,19885
    910,244110,21768
    920,261430,23869
    930,282130,26341
    940,309970,29523
    950,351860,34102
    960,420990,41388
    970,541000,53724
    980,745150,74396
    99100,000100,000

    Ví dụ:

    • Tỷ lệ tử vong của Nam giới tuổi 30 là 0,00175. Tức là cứ 100,000 nam giới ở độ tuổi này thì có trung bình 175 người tử vong.
    • Tỷ lệ tử vong của Nữ giới ở tuổi 30 là 0,00137. Tức là cứ 100,000 nữ giới ở độ tuổi này thì có trung bình 137 người tử vong.
    • Tỷ lệ tử vong của Nam giới ở tuổi 90 là 0,22843. Tức là cứ 100,000 nam giới ở độ tuổi này thì có trung bình 22,843 người tử vong. Hay cứ có 5 người ở độ truổi 90 thì có hơn 1 người tử vong.
    • Tỷ lệ tử vong của Nữ giới ở tuổi 90 là 0,19885. Tức là cứ 100,000 nam giới ở độ tuổi này thì có trung bình 19,885 người tử vong. Hay cứ có 5 người ở độ truổi 90 thì có gần 1 người tử vong.

    Một số quan sát

    • Trẻ em từ độ 0- 3 tuổi có tỷ lệ tử vong cao hơn. Phí Bảo hiểm sẽ cao hơn người lớn.
    • Tỷ lệ tử vong của Nam giới cao hơn Nữ giới. Phí bảo hiểm của Nam giới cao hơn Nữ giới.
    • Ngoài độ tuổi 30, tỷ lệ tử vong chỉ tăng dần theo tuổi mà không có giảm ở các độ tuổi trước.

    Trên đây là một số thông tin, kiến thức được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp. Các bạn có bất kỳ ý kiến đóng góp nào, vui lòng comment hoặc liên hệ tư vấn viên của chúng tôi.

0 comment

Hãy chia sẻ quan điểm

Top