Tài chính gia định – Những điều bạn cần biết!
Bạn đang vật lộn với nợ nần và lo lắng về tương lai tài chính của cả gia đình? Trong bài viết này, thư viện bảo hiểm xin đưa đến một cái nhìn tổng quát nhất về tài chính gia định mà bạn cần phải biết từ lập ngân sách, xử lý các khoản nợ và kế hoạch hưu trí. Xin mời các bạn theo dõi.
Những khía cạnh khác nhau của tài chính gia đình.
Lên kế hoạch tài chính cho tương lai của gia đình có vẻ như là một công việc phức tạp và thử thách. Tuy nhiên, có những cách thức đơn giản giúp bạn đạt được mục tiêu này. Những nguyên tắc căn bản như: chi tiêu trong khả năng, tiết kiệm cho mục tiêu ngắn và dài hạn, thanh toán các khoản nợ, và lên kế hoạch trước sẽ giúp bạn đảm bảo được an toàn tài chính cho gia đình trong tương lai.
Ngân sách hàng tháng:
Một trong những phương thức đơn giản và hiệu quả là lập một ngân sách chi tiêu cho cả gia đình. Phương pháp này giúp bạn kiểm soát được tất cả các khoản thu chi trong gia đình. Bạn có thể duy trì một nhật ký chi tiêu bằng file Excel hoặc viết tay. Cuốn nhật ký này sẽ giúp bạn biết tiền của mình đi đâu và về đâu. Nếu là một người yêu thích công nghệ, bạn hoàn toàn có thể dùng các phần mềm kế toán trên điện thoại/máy tính để theo dõi. Cuốn nhật ký sẽ giúp bạn biết khoản chi tiêu nào là không cần thiết và có thể cắt giảm.
Một khi bạn có cái nhìn chi tiết về các khoản chi tiêu của gia đình, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra liệu mình có đang chi tiêu quá đà hay không. Đây là một cảnh báo quan trọng cần được xử lý ngay. Cắt giảm những khoản chi tiêu nhỏ nhưng không hợp lý sẽ giúp bạn rất nhiều trong cân bằng chi tiêu. Nhật ký cũng giúp bạn đánh giá được thói quen chi tiêu của bản thân, đặc biệt nếu bạn duy trì thói quen lưu nhật ký trong một thời gian dài trong khoảng 1 năm hoặc dài hơn.
Giảm các khoản nợ, chi trả thẻ tín dụng.
Thẻ tín dụng sẽ là nguồn nợ lãi cao nhất nếu các bạn không để ý đến chính sách của chúng. Hãy luôn nhớ lên kế hoạch đáo hạn thẻ đúng hạn.
Ưu tiên thứ 2 là thanh toán các khoản vay nợ cá nhân khác nếu các khoản nợ đó không có điều khoản phạt thanh toán trước hẹn. Nếu có điều khoản này thì hãy gửi tiết kiệm số tiền còn dư trong ngân sách của bạn, nó sẽ giúp bù đắp phần nào số tiền lãi mà bạn đang phải chịu.
Bạn hãy luôn để tâm đến các thông báo dư nợ định kỳ như tiền thuê nhà, các khoản thế chấp, các khoản trả góp, các hóa đơn thanh toán hàng tháng… Đừng trốn tránh các khoản nợ, hãy đối mặt với chúng và tìm ra tổng số tiền mà bạn phải dành ra hàng tháng để chi trả. Một khi bạn có được con số tổng, bạn sẽ tìm ra hướng giải quyết.
Tạo ra tài khoản tích lũy.
Tiết kiệm, bảo hiểm và tiền lương hưu là 3 yếu tố quan trọng nhất trong quản lý tài chính gia đình. Tiết kiệm là một thói quen khó hình thành với hầu hết mọi người nhưng nó rất đáng để luyện tập. Việc tập trung vào một món đồ mà bạn muốn mua (một chiếc TV/điện thoại mới) sẽ giúp bạn nhanh đạt được mục tiêu. Nhưng đừng quên trích quỹ dự phòng rủi ro cho bản thân. Quỹ này đặc biệt hữu dụng khi có những việc không ngờ tới như chi phí sửa chữa một trang thiết bị trong gia đình hay thậm chí là chi phí y tế cho người thân. Số tiền tiết kiệm đề xuất ít nhất là 6 tháng lương hoặc 6 tháng chi tiêu của chính gia đình bạn.
Khi bạn có một khoản dự phòng rủi ro, bạn có thể nghĩ đến việc tiết kiệm cho một chiếc xe mới hoặc một kỳ nghỉ. Thay vì sử dụng thẻ tín dụng, hãy sử dụng khoản tiết kiệm này và tận hưởng khoản tài chính nhàn rỗi này. Để tạo tài khoản này, bạn có thể thiết lập một tài khoản tiết kiệm tự động khấu trừ vào kỳ lương của mình. Nếu bạn có thêm những khoản phụ thu, hãy gửi luôn vào tài khoản này và tận hưởng chúng vào những dịp sau.
Tham gia bảo hiểm cho cả gia đình
Bảo hiểm là một giải pháp phải có cho mỗi gia đình. Những khoản bù đắp từ bảo hiểm sẽ giúp bạn chi trả được các khoản vay, thế chấp và thậm chí là hóa đơn hàng tháng khi bạn gặp các vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng đến thu nhập. Đừng ngần ngại bỏ thời gian tìm hiểu về các giải pháp bảo hiểm đang được cung cấp trên thị trường. Bạn sẽ không biết được bao giờ mình sẽ cần. Tốt nhất là trang bị càng sớm càng tốt.
Xây dựng kế hoạch hưu trí cho bản thân
Nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ thường xem nhé kế hoạch về hưu và lương hưu của chính mình. Thời gian trôi qua rất nhanh. Bạn có muốn mình vẫn phải làm việc ở tuổi 70?
Nếu bạn đang là một công nhân viên chức và tham gia bảo hiểm xã hội, bạn đang có một kế hoạch lương hưu “vừa đủ”. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự quyết số tiền lương hưu của bản thân, Bảo Hiểm Nhân Thọ là một giải pháp trung và dài hạn hoàn toàn phù hợp. Hãy tìm hiểu ngay hôm nay.