The Blog Single

  • Thiếu máu bất sản | Bệnh hiểm nghèo giai đoạn giai đoạn sớm của Aviva Việt Nam

    Bệnh hiểm nghèo là một trong những quan tâm lớn nhất của khách hàng khi quyết định tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Nhiều người vẫn nghĩ rằng bệnh hiểm nghèo chỉ bao gồm Ung thư. Thực tế thì có rất nhiều bệnh được liệt kê vào danh sách bệnh hiểm nghèo của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Ví dụ như Thiếu máu bất sản tủy có thể phục hồi được Aviva Việt Nam và nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ khác liệt kê vào danh sách bệnh hiểm nghèo của mình.

    Thiếu máu bất sản là bệnh gì?

    Thiếu máu bất sản là hiện tượng thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương. Tủy xương là mô mềm trong xương có nhiệm vụ sản sinh tế bào máu bao gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Khi bị thiếu máu bất sản, tủy không thể tạo thêm tế bào máu, gây thiếu máu. Thiếu máu bất sản nặng có thể gây tử vong.

    Những dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu bất sản là gì?

    Triệu chứng thiếu máu bất sản bao gồm: sức khỏe yếu, mệt mỏi, đau ngực, chóng mặt và khó thở, không thể vận động nhiều và da tái. Tùy thuộc vào loại tế bào máu mà bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

    • Số lượng bạch cầu thấp có thể khiến cho bệnh nhân dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, viêm xoang và nhiễm trùng da.
    • Số lượng tiểu cầu thấp có thể gây chảy máu từ âm đạo hoặc mũi, chảy máu nội tạngv và dễ bị bầm tím.
    • Số lượng hồng cầu thấp khiến bạn mệt mỏi và có sức khỏe kém.

    Một số các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Khi nào bạn cần can thiệp của bác sĩ?

    Người bệnh cần đi khám ngay nếu gặp một số triệu chứng đã được đề cập ở trên. Trong một số trường hợp, nếu người bệnh có biểu hiện sốt, đau ngực hoặc chóng mặt không rõ nguyên nhân, cần đến khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh.

    Nguyên nhân gây ra thiếu máu bất sản là gì?

    Hiện nay, nguyên nhân gây thiếu máu bất sản vẫn chưa được xác định rõ.
    Tuy vậy, bạn có thể bị thiếu máu bất sản nếu bị phơi nhiễm với hóa chất như benzen, thuốc trừ sâu (DDT) và thuốc nổ (TNT).
    Phơi nhiễm bức xạ, thuốc kháng sinh chloramphenicol và muối vàng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và một số bệnh nhiễm virus như viêm gan siêu vi cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu bất sản. Ngoài ra, các bệnh rối loạn tự miễn làm giảm chức năng của tủy xương cũng có thể gây thiếu máu bất sản.

    Những ai thường mắc phải thiếu máu bất sản?

    Thiếu máu bất sản là bệnh khá hiếm gặp. Theo thống kê, trong 100,000 người thì có 1 người bị thiếu máu bất sản. Tuy nhiên bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố và nguy cơ gây bệnh. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị thiếu máu bất sản?

    Các yếu tố làm tăng khả năng bị thiếu máu bất sản bao gồm:

    • Điều trị ung thư bằng xạ trị hoặc hóa trị với liều lượng cao;
    • Phơi nhiễm hóa chất độc hại;
    • Sử dụng một số thuốc như chloramphenicol hoặc hợp chất vàng trong điều trị nhiễm trùng và viêm khớp dạng thấp;
    • Các bệnh về máu, bệnh tự miễn và nhiễm trùng nặng;
    • Phụ nữ mang thai.

    Phương pháp điều trị

    Những thông tin trong bài viết không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thiếu máu bất sản?

    Bác sĩ chẩn đoán thiếu máu bất sản dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm công thức máu (CBC). Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho bạn làm sinh thiết tủy xương. Trong quá trình sinh thiết, mô tủy sẽ được trích ra bằng cách đưa kim vào bên trong xương phía sau xương chậu, sau đó được khảo sát dưới kính hiển vi và làm các xét nghiệm đặc biệt khác.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị thiếu máu bất sản?

    Chẩn đoán nhanh chóng và điều trị kịp thời là việc rất quan trọng. Người bệnh cần được truyền máu thường xuyên để tránh tình trạng thiếu máu lâu dài. Một số thuốc đặc trị có thể giúp tủy xương tạo ra các tế bào máu mới hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch gây ra rối loạn.
    Ngoài ra, bệnh có thể điều trị bằng phương pháp cấy ghép tủy xương. Thường bệnh nhân sẽ được cấy ghép tủy xương từ những người cùng huyết thống. Trong một số trường hợp, người không cùng huyết thống cũng có thể cho tủy, nhưng người cho cần phải được xét nghiệm để biết tủy có phù hợp với người nhận hay không. Tuy nhiên, việc cấy ghép tủy rất phức tạp và cần một số yếu tố khác để thành công. Trong cấy ghép tủy, bác sĩ sẽ áp dụng hóa trị liều cao, tiêm các tế bào tủy xương của người hiến tặng vào và sau đó dùng thuốc ức chế miễn dịch chứa steroid như prednisone để đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch không thải ghép.
    Tế bào tủy xương của người hiến tặng có thể tấn công cơ thể và gây ra biến chứng nghiêm trọng gọi là bệnh mảnh ghép chống ký chủ. Nếu bị biến chứng mảnh ghép chống ký chủ, bạn sẽ bị phát ban, tiêu chảy và viêm gan. Thuốc ức chế miễn dịch có thể ngăn ngừa biến chứng này.
    Việc cấy ghép có thể dẫn đến nhiều nguy cơ gây tử vong như nhiễm trùng và ảnh hưởng của hóa trị. Tác dụng phụ khác của steroid cũng có thể xảy ra các triệu chứng như huyết áp cao và tăng cân.

    Một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thiếu máu bất sản?

    Thiếu máu bất sản có thể được hạn chế nếu bạn lưu ý vài điều sau:

    • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
    • Làm xét nghiệm định kỳ theo chỉ dẫn;
    • Nếu bạn có số lượng bạch cầu thấp, bạn cần có chế độ ăn uống đặc biệt để hạn chế phơi nhiễm vi khuẩn, nhằm tránh việc vi khuẩn các bệnh khác có khả năng xâm nhập vào cơ thể bạn;
    • Đeo vòng tay y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe liên tục.

    Để hiểu về định nghĩa “Thiếu máu bất sản tủy có thể phục hồi” trong danh mục bệnh hiểm nghèo của Aviva – Chọn An vui, vui lòng click và link này!

0 comment

Hãy chia sẻ quan điểm

Top