Khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) và được chi trả chi phí vốn là vấn đề không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Tuy nhiên, khám thai có dùng bảo hiểm y tế không và được chi trả như thế nào thì ít ai nắm rõ thông tin. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Khám thai có dùng bảo hiểm y tế không?
1.1. Dùng thẻ BHYT khi khám thai
Bảo hiểm y tế có thể sử dụng và được chi trả quyền lợi khi khám thai đối với các đối tượng sau:
- – Nữ lao động mang thai;
- – Nữ lao động sinh con;
- – Người mẹ nhờ mang thai hộ và nữ lao động mang thai hộ;
- – Người đóng BHXH từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con nuôi được quy định tại điểm b, c, d của khoản 1, Điều 21, luật BHYT sửa đổi bổ sung năm 2014.
1.2. Thời gian hưởng chế độ BHYT khi khám thai
Thai phụ khi đã biết khám thai có dùng bảo hiểm y tế không, cần nắm được những thông tin về quyền lợi của mình như sau:
- – Trong suốt thai kỳ, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, 1 ngày/lần. Nếu cơ sở khám chữa bệnh xa nơi ở của thai phụ hoặc người mang thai có bệnh lý thì được nghỉ 2 ngày/lần khám.
- – Trường hợp phá thai bệnh lý, thai lưu, sẩy thai, nạo hoặc hút thai thì thời gian nghỉ BHYT cụ thể là:
- + 10 ngày đối với thai dưới 5 tuần tuổi.
- + 20 ngày đối với thai trong tuần tuổi 5 – 13.
- + 40 ngày đối với thai trong tuần tuổi 13 – 25.
- + 50 ngày đối với thai nhi từ 25 tuần tuổi trở lên.
1.3. Dùng thẻ BHYT để khám thai có được chi trả đầy đủ chi phí không?
Như vậy có thể thấy khám thai có dùng bảo hiểm y tế không câu trả lời là có. Tuy nhiên, có một vấn đề cần được lưu ý là chi phí chi trả BHYT khi khám thai là như thế nào?
Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 có quy định thăm khám thai định kỳ có nằm trong phạm vi được hưởng BHYT. Mức hưởng quyền lợi này phụ thuộc rất nhiều vào tuyến bệnh viện. Theo đó, nếu mua BHYT cấp xã phường thì sẽ được hưởng 100% chi phí thăm khám định kỳ hoặc sử dụng thuốc có trong quy định tại trung tâm y tế xã phường. Nếu những trường hợp này vượt lên tuyến trên thì mức hưởng BHYT thấp hơn, giao động trong khoảng 60 – 70% ở tuyến huyện, tỉnh và 40% đối với tuyến trung ương.
1.4. Những trường hợp được chi trả/không chi trả BHYT khám thai
– Thai phụ sẽ được BHYT chi trả chi phí khám thai trong trường hợp:
Khám thai tại bệnh viện đăng ký BHYT và khám định kỳ theo lịch hẹn chuẩn của bác sĩ, theo quy trình khám tiêu chuẩn.
– Thai phụ không được BHYT chi trả chi phí khám thai trong trường hợp:
Những người đi khám thai thực hiện dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán không nhằm mục đích điều trị, không có chỉ định của bác sĩ. Nói một cách dễ hiểu hơn tức là, nếu đi khám thai không theo lịch định kỳ do bác sĩ chỉ định và không nhằm những mục đích điều trị hay phục hồi chức năng thì sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.
Để biết chính xác bệnh viện mà thai phụ đăng ký khám chữa bệnh khám thai có dùng bảo hiểm y tế không, được chi trả như thế nào, tốt nhất nên tìm hiểu rõ lại các điều luật quy định để tránh tình trạng khám không đúng nơi hoặc không được chi trả. Hoặc để chắc chắn hơn, thai phụ cũng có thể trao đổi về vấn đề chi trả BHYT với bác sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế tại bệnh viện thăm khám.
2. Tầm quan trọng của BHYT đối với phụ nữ mang thai
BHYT là một hình thức chăm sóc sức khỏe không lợi nhuận do Nhà nước thực hiện nhằm giúp người dân giảm thiểu được những chi phí chăm sóc sức khỏe, điều trị, phục hồi sức khỏe,… Đối với phụ nữ mang thai, tham gia BHYT là điều cần thiết, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho họ.
Khi mang thai, BHYT sẽ giúp thai phụ giảm bớt được phần nào gánh nặng chi phí khám thai định kỳ cũng như các khoản phí phát sinh trong kỳ sinh nở về sau. Nhờ đó mà thai phụ tiết kiệm được 1 khoản chi phí sinh con tương đối ổn, có điều kiện ứng phó tốt hơn với những rủi ro không may có thể đến. Nhiều trường hợp cần khám và điều trị bất thường trong thai kỳ hay biến chứng thai sản cũng sẽ được BHYT chi trả.
Thai phụ tham gia BHXH sẽ được nghỉ việc có tính lương để đi khám thai BHYT định kỳ 5 lần, mỗi lần 1 – 2 ngày tùy từng trường hợp cụ thể như đã nói đến ở trên. Bên cạnh đó, khi sinh con, lao động nữ cũng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau sinh 6 tháng.
Đối với những trường hợp mang thai nhưng chưa có BHYT thì vẫn có thể tham gia tự nguyện theo hộ gia đình. Sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền bảo hiểm, thai phụ có thể sử dụng thẻ BHYT để khám thai và sẽ được quỹ bảo hiểm chi trả chi phí khám chữa bệnh tùy từng trường hợp cụ thể.
Nhìn chung, thai phụ khi khám thai có dùng bảo hiểm y tế không là quyền của mỗi người nhưng điều không ai có thể phủ nhận được đó là BHYT giúp ích rất nhiều cho thai phụ. Nhờ có tấm thẻ này mà người phụ nữ đã bớt được áp lực về kinh tế khi mang thai, có được tâm lý tốt hơn để chăm sóc thai kỳ và chào đón con yêu. Không những thế, khi sinh nở, họ còn được hưởng chế độ tốt nhất do bảo hiểm chi trả.
Ngày nay, chất lượng đời sống đã và đang được nâng lên, cơ sở y tế khám chữa bệnh dịch vụ ra đời ngày càng nhiều. Điều đáng nói là không phải thai phụ nào cũng có đủ điều kiện để khám dịch vụ. Trong những trường hợp ấy, tham gia và khám thai bằng BHYT là cách tốt nhất để chăm sóc thai kỳ.